[You must be registered and logged in to see this image.]
Mặc dù chưa có kết luận chính thức nhưng một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy ở lửa tuổi học sinh, việc sử dụng điện thoại di động có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và kết quả học tập.
Học sinh chưa cần có điện thoại riêng
Theo ông Lê Viết Cang, giáo viên trường THPT Lê Minh Xuân, việc cấm sử dụng điện thoại có thể làm đa số học sinh không thích nhưng thực tế là không có điện thoại các em sẽ chú tâm vào việc học hơn.
Đa số học sinh chỉ sử dụng điện thoại cho việc nghe nhạc, xem phim, lướt web hoặc liên lạc với bạn bè là chủ yếu, hiếm lắm mới gặp trường hợp học sinh sử dụng để liên lạc với gia đình như mục đích chính ban đầu khi xin cha mẹ.
“Vì quá lạm dụng điện thoại nên nhiều em đã lách nội quy, mang điện thoại vào trường. Khi vào lớp do quên tắt chuông nên bị phát hiện. khi nghe tin thầy cô đi kiểm tra đột xuất, có em giấu điện thoại vào cả sọt rác”, ông Cang kể. Tại trường THPT Nguyễn Văn Linh, học sinh sử dụng điện thoại trong phạm vi của trường, bất kể giờ nào đều bị xử lý.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Đa số học sinh chỉ sử dụng điện thoại cho việc nghe nhạc, xem phim, lướt web.
Hình thức phạt có thể cảnh cáo hoặc đình chỉ học một tuần. Để học sinh thực hiện nội quy này triệt để hơn, tổ giám thị đã tiến hành kiểm tra cặp học sinh hàng tuần. Vì vậy, trong một lần kiểm tra đột xuất, một học sinh nữ đã giấu điện thoại vào… chỗ hiểm. Do điện thoại để chế độ rung nên khổ chủ đã giãy nảy và vụ việc bị phát hiện.
Bà Nguyễn Thị Kim Cúc, phụ trách tổng đài tư vấn tâm lý, công ty TNHH Tham vấn kỹ năng sống cho biết, thông thường cha mẹ có một biện minh cho việc con cái xài điện thoại di động là để mình quản lý con dễ hơn. Nhưng thực ra họ khó mà quản lý con bằng cách đó được, ngược lại còn tạo cơ hội để đứa trẻ chơi nhiều hơn học.
“Cha mẹ có thể gọi điện hỏi con đang ở đâu, làm gì và chỉ biết vậy chứ đâu biết địa điểm hiện tại của con. Nhiều khi con đang la cà quán xá, công viên nhưng lại nói đang ở trường, thư viện”, bà Cúc nói. Cũng theo bà Cúc, nếu coi điện thoại di động là bằng chứng, để yên tâm kiếm soát con thì trong trường hợp với học sinh đã hoàn toàn phản tác dụng.
Bà Cúc nói: “Từ góc độ của người làm cha, làm mẹ tôi cho rằng lứa tuổi này không cần thiết phải xài điện thoại di động. Các em chưa có nhiều mối liên hệ và những mối liên hệ đó chưa đến mức phải cần có điện thoại để giao tiếp, trao đổi. Quan hệ tình bạn cũng đâu cần đến mức phải thông qua điện thoại để giữ liên lạc”.
Cấm xài trong giờ học là cần thiết
Ông Huỳnh Công Minh, giám đốc sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM cho biết hiện nay, ngành giáo dục TP.HCM chưa có văn bản nào quy định cấm học sinh đưa điện thoại vào trường cũng như sử dụng điện thoại trong trường. Tuy nhiên có một điều, để đảm bảo việc học của các em trong lớp được tốt thì các trường có yêu cầu học sinh không được sử dụng điện thoại trong giờ học.
“Việc nghe, gọi hay sử dụng điện thoại vào mục đích riêng nào đó, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến không chỉ bản thân người đó mà còn tác động đến những người xunh quanh, chất lượng giảng dạy của người đứng lớp. Chúng tôi có chỉ đạo trong các buổi họp với lãnh đạo các trường là tùy theo tình hình từng trường để đưa ra quy định cho hay không cho học sinh mang điện thoại vào trường. Hiện nay, các trường cũng đang thực hiện theo chủ trương này. Tuy nhiên có một điều chung là tất cả các trường đều quy định trong giờ học thì học sinh không được sử dụng điện thoại”, ông Minh nói.
Cũng theo ông Minh, điện thoại di động hiện nay đã phổ biến trong xã hội, việc học sinh được cha mẹ trang bị cho một cái điện thoại riêng để liên lạc cũng là bình thường. Và nếu học sinh sử dụng điện thoại cho mục đích chính là liên lạc thì cũng tốt. Nhưng nếu sử dụng điện thoại vào các mục đích xấu như lưu trữ phim ảnh không lành mạnh thì cần phải ngăn cấm. Thầy cô cần phải có sự phối hợp tốt với phụ huynh để kịp thời xử lý theo quy định và có biện pháp uốn nắn kịp thời.
Cũng cùng quan điểm như vậy, bà Cúc cho biết ở lứa tuổi học sinh không nên xài di động là tốt nhất và khi đã bước vào môi trường học đường lại càng không nên. “Chiếc điện thoại trong tay học sinh không đơn giản chỉ là để nghe, nói, nhắn tin mà còn nhiều chức năng khác như chat, nghe nhạc, coi phim… mà làm như vậy trong giờ học thì rất thiếu tôn trọng người giáo viên và ảnh hưởng đến bạn bè xung quanh.
Đó là chưa kể đến việc nhiều học sinh có điện thoại đa chức năng, có thể vào mạng, chat, coi phim hay nguy hiểm hơn là việc các em sử dụng điện thoại để xem và gởi cho nhau những phim, ảnh không lành mạnh. Tâm lý lứa tuổi này đang dần hình thành, chưa có sự ổn định nên những việc như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành đạo đức và nhân cách”, bà Cúc lưu ý.
Thạc sĩ Phạm Thanh Đàm, giảng viên khoa viễ thông hai, học viện Công nghệ bưu chính viễn thông (cơ sở TP.HCM):
Sóng điện thoại có hại cho học sinh cấp một, cấp hai
Kể từ khi xuất hiện mạng di động đến nay, rất nhiều người sử dụng điện thoại quan tâm đến mức độ tác động của sóng điện thoại có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không? Thực ra, rất khó để trả lời câu hỏi này. Đến nay, chưa có công trình khảo sát nào đưa ra con số cụ thể để chứng minh ảnh hưởng của sóng điện thoại đến con người. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cảnh báo sóng điện thoại di động có mang năng lượng, vì vậy có thể tác động lên cơ thể con người. Cụ thể, từ trường của sóng điện thoại tác động trực tiếp nhất đến não vì khi nghe, gọi, chiếc điện thoại sử dụng sóng điện từ để chuyển tải giọng nói, văn bản (tin nhắn)…
Tuy vấn đề vẫn đang trong quá trình tranh cãi nhưng nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã nhận định trẻ em dùng nhiều điện thoại di động có thể gặp khó khăn trong tăng trưởng xương sọ. Sóng điện từ cũng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch hay những ảnh hưởng lâu dài của sóng điện thoại sẽ làm gia tăng nguy cơ u não ở trẻ em. Sở dĩ như vậy vì tác hại của sóng điện từ với lứa tuổi này cao hơn so với người trưởng thành, những người có thể trạng tốt.
Vì vậy, đối với lứa tuổi cấp một, cấp hai thì không nên sử dụng điện thoại di động, còn lứa tuổi lớn hơn nếu có sử dụng thì cũng coi là phương tiện để liên lạc tạm thời thôi chứ không nên quá lạm dụng. suy cho cùng, điện thoại cũng chỉ là một phương tiện hỗ trợ cho việc giao tiếp ở khoảng cách xa, nếu có những phương tiện thay thế như điện thoại bàn, máy tính xách tay nối mạng internet thì không sử dụng di động chắc cũng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
Đề phòng ảnh hưởng của sóng di động đến sức khỏe con người thì điều đầu tiên là không nên quá lạm dụng vào điện thoại di động, đặc biệt là giới trẻ. Lứa tuổi này khi sử dụng điện thoại, thời gian của một cuộc gọi rất dài. Một số nhà khai thác mạng di động đã nắm lấy tâm lý này để đưa ra những gói cước để hai thuê bao cùng mạng nói chuyện mà không tốn tiền hoặc tốn rất ít.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khuyên nên dùng tai nghe để khỏi áp điện thoại vào tai, hạn chế đàm thoại với thời gian dài, mang điện thoại trong túi xách tay chứ đừng bỏ trong túi quần, không nên sử dụng điện thoại di động quá cũ hay không rõ xuất xứ…
Theo 24h.com.vn
Mặc dù chưa có kết luận chính thức nhưng một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy ở lửa tuổi học sinh, việc sử dụng điện thoại di động có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và kết quả học tập.
Học sinh chưa cần có điện thoại riêng
Theo ông Lê Viết Cang, giáo viên trường THPT Lê Minh Xuân, việc cấm sử dụng điện thoại có thể làm đa số học sinh không thích nhưng thực tế là không có điện thoại các em sẽ chú tâm vào việc học hơn.
Đa số học sinh chỉ sử dụng điện thoại cho việc nghe nhạc, xem phim, lướt web hoặc liên lạc với bạn bè là chủ yếu, hiếm lắm mới gặp trường hợp học sinh sử dụng để liên lạc với gia đình như mục đích chính ban đầu khi xin cha mẹ.
“Vì quá lạm dụng điện thoại nên nhiều em đã lách nội quy, mang điện thoại vào trường. Khi vào lớp do quên tắt chuông nên bị phát hiện. khi nghe tin thầy cô đi kiểm tra đột xuất, có em giấu điện thoại vào cả sọt rác”, ông Cang kể. Tại trường THPT Nguyễn Văn Linh, học sinh sử dụng điện thoại trong phạm vi của trường, bất kể giờ nào đều bị xử lý.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Đa số học sinh chỉ sử dụng điện thoại cho việc nghe nhạc, xem phim, lướt web.
Hình thức phạt có thể cảnh cáo hoặc đình chỉ học một tuần. Để học sinh thực hiện nội quy này triệt để hơn, tổ giám thị đã tiến hành kiểm tra cặp học sinh hàng tuần. Vì vậy, trong một lần kiểm tra đột xuất, một học sinh nữ đã giấu điện thoại vào… chỗ hiểm. Do điện thoại để chế độ rung nên khổ chủ đã giãy nảy và vụ việc bị phát hiện.
Bà Nguyễn Thị Kim Cúc, phụ trách tổng đài tư vấn tâm lý, công ty TNHH Tham vấn kỹ năng sống cho biết, thông thường cha mẹ có một biện minh cho việc con cái xài điện thoại di động là để mình quản lý con dễ hơn. Nhưng thực ra họ khó mà quản lý con bằng cách đó được, ngược lại còn tạo cơ hội để đứa trẻ chơi nhiều hơn học.
“Cha mẹ có thể gọi điện hỏi con đang ở đâu, làm gì và chỉ biết vậy chứ đâu biết địa điểm hiện tại của con. Nhiều khi con đang la cà quán xá, công viên nhưng lại nói đang ở trường, thư viện”, bà Cúc nói. Cũng theo bà Cúc, nếu coi điện thoại di động là bằng chứng, để yên tâm kiếm soát con thì trong trường hợp với học sinh đã hoàn toàn phản tác dụng.
Bà Cúc nói: “Từ góc độ của người làm cha, làm mẹ tôi cho rằng lứa tuổi này không cần thiết phải xài điện thoại di động. Các em chưa có nhiều mối liên hệ và những mối liên hệ đó chưa đến mức phải cần có điện thoại để giao tiếp, trao đổi. Quan hệ tình bạn cũng đâu cần đến mức phải thông qua điện thoại để giữ liên lạc”.
Cấm xài trong giờ học là cần thiết
Ông Huỳnh Công Minh, giám đốc sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM cho biết hiện nay, ngành giáo dục TP.HCM chưa có văn bản nào quy định cấm học sinh đưa điện thoại vào trường cũng như sử dụng điện thoại trong trường. Tuy nhiên có một điều, để đảm bảo việc học của các em trong lớp được tốt thì các trường có yêu cầu học sinh không được sử dụng điện thoại trong giờ học.
“Việc nghe, gọi hay sử dụng điện thoại vào mục đích riêng nào đó, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến không chỉ bản thân người đó mà còn tác động đến những người xunh quanh, chất lượng giảng dạy của người đứng lớp. Chúng tôi có chỉ đạo trong các buổi họp với lãnh đạo các trường là tùy theo tình hình từng trường để đưa ra quy định cho hay không cho học sinh mang điện thoại vào trường. Hiện nay, các trường cũng đang thực hiện theo chủ trương này. Tuy nhiên có một điều chung là tất cả các trường đều quy định trong giờ học thì học sinh không được sử dụng điện thoại”, ông Minh nói.
Cũng theo ông Minh, điện thoại di động hiện nay đã phổ biến trong xã hội, việc học sinh được cha mẹ trang bị cho một cái điện thoại riêng để liên lạc cũng là bình thường. Và nếu học sinh sử dụng điện thoại cho mục đích chính là liên lạc thì cũng tốt. Nhưng nếu sử dụng điện thoại vào các mục đích xấu như lưu trữ phim ảnh không lành mạnh thì cần phải ngăn cấm. Thầy cô cần phải có sự phối hợp tốt với phụ huynh để kịp thời xử lý theo quy định và có biện pháp uốn nắn kịp thời.
Cũng cùng quan điểm như vậy, bà Cúc cho biết ở lứa tuổi học sinh không nên xài di động là tốt nhất và khi đã bước vào môi trường học đường lại càng không nên. “Chiếc điện thoại trong tay học sinh không đơn giản chỉ là để nghe, nói, nhắn tin mà còn nhiều chức năng khác như chat, nghe nhạc, coi phim… mà làm như vậy trong giờ học thì rất thiếu tôn trọng người giáo viên và ảnh hưởng đến bạn bè xung quanh.
Đó là chưa kể đến việc nhiều học sinh có điện thoại đa chức năng, có thể vào mạng, chat, coi phim hay nguy hiểm hơn là việc các em sử dụng điện thoại để xem và gởi cho nhau những phim, ảnh không lành mạnh. Tâm lý lứa tuổi này đang dần hình thành, chưa có sự ổn định nên những việc như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành đạo đức và nhân cách”, bà Cúc lưu ý.
Thạc sĩ Phạm Thanh Đàm, giảng viên khoa viễ thông hai, học viện Công nghệ bưu chính viễn thông (cơ sở TP.HCM):
Sóng điện thoại có hại cho học sinh cấp một, cấp hai
Kể từ khi xuất hiện mạng di động đến nay, rất nhiều người sử dụng điện thoại quan tâm đến mức độ tác động của sóng điện thoại có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không? Thực ra, rất khó để trả lời câu hỏi này. Đến nay, chưa có công trình khảo sát nào đưa ra con số cụ thể để chứng minh ảnh hưởng của sóng điện thoại đến con người. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cảnh báo sóng điện thoại di động có mang năng lượng, vì vậy có thể tác động lên cơ thể con người. Cụ thể, từ trường của sóng điện thoại tác động trực tiếp nhất đến não vì khi nghe, gọi, chiếc điện thoại sử dụng sóng điện từ để chuyển tải giọng nói, văn bản (tin nhắn)…
Tuy vấn đề vẫn đang trong quá trình tranh cãi nhưng nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã nhận định trẻ em dùng nhiều điện thoại di động có thể gặp khó khăn trong tăng trưởng xương sọ. Sóng điện từ cũng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch hay những ảnh hưởng lâu dài của sóng điện thoại sẽ làm gia tăng nguy cơ u não ở trẻ em. Sở dĩ như vậy vì tác hại của sóng điện từ với lứa tuổi này cao hơn so với người trưởng thành, những người có thể trạng tốt.
Vì vậy, đối với lứa tuổi cấp một, cấp hai thì không nên sử dụng điện thoại di động, còn lứa tuổi lớn hơn nếu có sử dụng thì cũng coi là phương tiện để liên lạc tạm thời thôi chứ không nên quá lạm dụng. suy cho cùng, điện thoại cũng chỉ là một phương tiện hỗ trợ cho việc giao tiếp ở khoảng cách xa, nếu có những phương tiện thay thế như điện thoại bàn, máy tính xách tay nối mạng internet thì không sử dụng di động chắc cũng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
Đề phòng ảnh hưởng của sóng di động đến sức khỏe con người thì điều đầu tiên là không nên quá lạm dụng vào điện thoại di động, đặc biệt là giới trẻ. Lứa tuổi này khi sử dụng điện thoại, thời gian của một cuộc gọi rất dài. Một số nhà khai thác mạng di động đã nắm lấy tâm lý này để đưa ra những gói cước để hai thuê bao cùng mạng nói chuyện mà không tốn tiền hoặc tốn rất ít.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khuyên nên dùng tai nghe để khỏi áp điện thoại vào tai, hạn chế đàm thoại với thời gian dài, mang điện thoại trong túi xách tay chứ đừng bỏ trong túi quần, không nên sử dụng điện thoại di động quá cũ hay không rõ xuất xứ…
Theo 24h.com.vn