Cảm ơn Bố Mẹ đã chưa một lần cầm roi đánh đòn anh em tôi, dẫu chúng tôi có bị điểm kém hay có lỗi lầm đến đâu. Để trong tâm hồn thơ bé của tôi ngập tràn những hình ảnh và những tháng ngày yêu thương.
Cảm ơn Bố mẹ đã dành rất nhiều, rất nhiều thời gian cho chúng tôi mỗi giờ học bài, từ khi bố mẹ giữ chắc bàn tay từng đứa tập viết, làm tính.
Cảm ơn những nghiêm khắc của Bố Mẹ trước mỗi điểm giỏi mà chúng tôi đạt được. Bố luôn yêu cầu anh em tôi giải thích lại thật cặn kẽ cách làm toán, hành văn… xem có xứng đáng được điểm giỏi không, hay là copy bài của bạn? Để chúng tôi luôn cố gắng vì hiểu rằng không có gì tự nhiên có được hoặc có được quá dễ dàng.
Cảm ơn Bố Mẹ đã không có được sự giàu sang hay của cải cho chúng tôi, để thấy rằng có đi lên từ nghèo khổ mới thấy hết giá trị của tình yêu thương, sự gắn kết gia đình và sự sẻ chia quý giá đến nhường nào...
Cảm ơn những năm tháng quá vất vả của Bố Mẹ để chúng tôi cùng cố gắng và có được một định hướng đúng đắn và nỗ lực hết sức cho chính mình.
Cảm ơn những cuốn truyện tranh và những món quà ngày xưa của Bố Mẹ (chỉ toàn là sách và đồ dùng học tập chứ không phải xe tăng, máy bay hay búp bê... như những đứa trẻ khác) để chúng tôi soi mình vào sách mà sống tốt hơn.
Cảm ơn Bố Mẹ chưa một lần to tiếng khi chúng tôi đánh vỡ bát, ấm, chén hay bất cứ thứ gì, vì Bố bảo: Cái gì vỡ là đã vỡ, có mắng mỏ cũng không lấy lại được,mà những lời mắng mỏ chỉ làm tổ thương tâm hồn thôi...
Cảm ơn Bố Mẹ đã không cho chúng tôi nghe nhạc vàng. Để thấy rằng dù cuộc sống có như thế nào đi nữa cũng không đáng để mình ngã gục trong uỷ mị và chán chường...
Cảm ơn Bố Mẹ đã rất công bằng với chúng tôi trong mọi chuyện. Từ tờ báo để bọc sách, vở ngày xưa cũng phải tìm ba tờ có tranh ảnh như nhau cho khỏi tỵ nạnh, để chúng tôi luôn thấy rằng: không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng!
Cảm ơn Vòng tay của Bố, Mẹ đã dịu dàng với cả ba anh em tôi khi ngày xưa, cách đây gần 30 năm, em Trang bị ốm, anh Hà đã dỗ em ăn hết cả bát thịt rim (dù ngày ấy chúng tôi có tội, cái tội không biết tiết kiệm?- mà đó có phải là TỘI không nhỉ?) để bây giờ, khi đã đầy đủ hơn mới hiểu được những giọt nước mắt ngậm ngùi ngày xưa của Bố Mẹ.
Cảm ơn Bố đã khắt khe khi tôi còn bé, tôi hào hứng níu tay Bố, khoe rất hồn nhiên: Bố ơi, hôm nay Mẹ mua chân giò đấy. Vậy mà Bố gần như dập tắt niềm hào hứng ấy của tôi, chỉ bằng một câu hỏi: Hôm nay con đọc được bao nhiêu trang sách rồi? (Ngày ấy sao mà ấm ức thế chứ!). Để bây giờ tôi mới hiểu: Cái tạo nên nhân cách là những gì đưa được vào đầu chứ không phải là những gì đưa vào miệng!
Cảm ơn những lúc con phải thay Bố Mẹ chăm em ốm, nằm bệnh viện, khi 2 chị em học ĐH ở HN, dù vất vả vô cùng nhưng để thấy rằng mình đã LỚN hơn, được Bố Mẹ tin tưởng và được sẻ chia với cả nhà...
Cảm ơn Bố Mẹ đã chưa bao giờ sai lời hứa với chúng tôi, để chúng tôi luôn thấy mình phải có trách nhiệm trước mỗi lời nói và việc làm của mình.
Cái lỗi lớn nhất đối với Bố Mẹ là NÓI DỐI. Cảm ơn Bố Mẹ đã rất nhẹ nhàng và thậm chí là hài hước trước lỗi lầm của con (đi chơi với bạn bè lại dám bảo là đi học- về Bố bảo: Hôm nay lớp đi khảo sát thực địa để chuẩn bị thi môn Địa Lý à con?- Và cả nhà cười rất vui bên mâm cơm chờ sẵn!). Để thấy rằng, tha thứ là một điều rất cần thiết, nhưng cái cách tha thứ để làm sao người mắc lỗi vừa nhận được lỗi lầm, vừa không thấy mình bị sức ép của sự trừng phạt mới là quan trọng. Không phải cứ quát mắng sẽ là hữu hiệu nhất.
Cảm ơn Bố Mẹ đã rất nguyên tắc khi mỗi lần chúng tôi hoặc kể cả Mẹ và Bố, ai đi ra khỏi nhà thì mọi người đều phải biết người đó đi đến đâu, đi với ai và mấy giờ về. Để bây giờ mới thấy sự lo lắng của người ngồi ở nhà dành cho người vắng nhà nó lớn như thế nào...Và bỗng hiểu tại sao nhà mình nghèo thế mà luôn là nơi ai đi đâu cũng mong thật nhanh trở về với MÁI ẤM yêu thương...
Cảm ơn Bố Mẹ đã rất nâng niu những luống rau xanh ở vườn nhà ngày xưa, và thường khen rằng: Rau nhà trồng bao giờ cũng ăn ngon hơn rau mua ở chợ. Nhờ có 3 anh em chăm chỉ tưới rau và chăm bẵm nên rau mới xanh mơn mởn giữa đất đồi khô cằn như vậy... Để thấy rằng chúng tôi quan trọng như thế nào và sức lao động quý giá đến mức nào...
Cảm ơn Bố Mẹ đã dạy chúng tôi phải biết khiêm tốn, và luôn biết vươn lên. Khi so sánh học lực, phải luôn so với người giỏi hơn mình để phấn đấu bằng họ, những cũng không coi thường các bạn kém hơn vì họ chỉ không may mắn có nhiều thời gian học hành như mình thôi.. Để thấy rằng khi ra ngoài đời, sự khiêm tốn, LUÔN BIẾT MÌNH LÀ AI và luôn cố gắng trong mọi hoàn cảnh đã giúp ích như thế nào.
Cảm ơn Bố Mẹ đã cùng tôi ngồi nhặt những cọng rau đầu tiên, dạy tôi biết thớ thịt ngang dọc ra sao và thái như thế nào ngay từ khi tôi mới biết cầm dao... Và quan trọng nhất là câu: Làm đâu gọn đấy, đứng dậy sạch ngay... Thế nên, tôi khó chấp nhận kiểu làm việc gì xong bỏ lại cả đống bừa bãi, ngổn ngang cho người khác dọn, hay nấu canh xong thì nồi niêu vứt lung tung, rổ còn dính đầy rau, bếp ngập dầu mỡ và ướt nhèm... Từ những việc rất cụ thể như thế, để bây giờ, tôi sống và làm việc rất nguyên tắc.
Cảm ơn Bố đã không ngần ngại đập mạnh vào tay tôi ngay trước mặt khách của Bố từ khi tôi mới 10 tuổi, chỉ vì khi pha trà, tôi đã đổ thẳng trà từ hộp vào ấm mà không đổ trà ra tay trước. Để bây giờ mới thấu hiểu rằng sống trên đời cái gì cũng phải có chừng mực!
SƯU TẦM
Cảm ơn Bố mẹ đã dành rất nhiều, rất nhiều thời gian cho chúng tôi mỗi giờ học bài, từ khi bố mẹ giữ chắc bàn tay từng đứa tập viết, làm tính.
Cảm ơn những nghiêm khắc của Bố Mẹ trước mỗi điểm giỏi mà chúng tôi đạt được. Bố luôn yêu cầu anh em tôi giải thích lại thật cặn kẽ cách làm toán, hành văn… xem có xứng đáng được điểm giỏi không, hay là copy bài của bạn? Để chúng tôi luôn cố gắng vì hiểu rằng không có gì tự nhiên có được hoặc có được quá dễ dàng.
Cảm ơn Bố Mẹ đã không có được sự giàu sang hay của cải cho chúng tôi, để thấy rằng có đi lên từ nghèo khổ mới thấy hết giá trị của tình yêu thương, sự gắn kết gia đình và sự sẻ chia quý giá đến nhường nào...
Cảm ơn những năm tháng quá vất vả của Bố Mẹ để chúng tôi cùng cố gắng và có được một định hướng đúng đắn và nỗ lực hết sức cho chính mình.
Cảm ơn những cuốn truyện tranh và những món quà ngày xưa của Bố Mẹ (chỉ toàn là sách và đồ dùng học tập chứ không phải xe tăng, máy bay hay búp bê... như những đứa trẻ khác) để chúng tôi soi mình vào sách mà sống tốt hơn.
Cảm ơn Bố Mẹ chưa một lần to tiếng khi chúng tôi đánh vỡ bát, ấm, chén hay bất cứ thứ gì, vì Bố bảo: Cái gì vỡ là đã vỡ, có mắng mỏ cũng không lấy lại được,mà những lời mắng mỏ chỉ làm tổ thương tâm hồn thôi...
Cảm ơn Bố Mẹ đã không cho chúng tôi nghe nhạc vàng. Để thấy rằng dù cuộc sống có như thế nào đi nữa cũng không đáng để mình ngã gục trong uỷ mị và chán chường...
Cảm ơn Bố Mẹ đã rất công bằng với chúng tôi trong mọi chuyện. Từ tờ báo để bọc sách, vở ngày xưa cũng phải tìm ba tờ có tranh ảnh như nhau cho khỏi tỵ nạnh, để chúng tôi luôn thấy rằng: không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng!
Cảm ơn Vòng tay của Bố, Mẹ đã dịu dàng với cả ba anh em tôi khi ngày xưa, cách đây gần 30 năm, em Trang bị ốm, anh Hà đã dỗ em ăn hết cả bát thịt rim (dù ngày ấy chúng tôi có tội, cái tội không biết tiết kiệm?- mà đó có phải là TỘI không nhỉ?) để bây giờ, khi đã đầy đủ hơn mới hiểu được những giọt nước mắt ngậm ngùi ngày xưa của Bố Mẹ.
Cảm ơn Bố đã khắt khe khi tôi còn bé, tôi hào hứng níu tay Bố, khoe rất hồn nhiên: Bố ơi, hôm nay Mẹ mua chân giò đấy. Vậy mà Bố gần như dập tắt niềm hào hứng ấy của tôi, chỉ bằng một câu hỏi: Hôm nay con đọc được bao nhiêu trang sách rồi? (Ngày ấy sao mà ấm ức thế chứ!). Để bây giờ tôi mới hiểu: Cái tạo nên nhân cách là những gì đưa được vào đầu chứ không phải là những gì đưa vào miệng!
Cảm ơn những lúc con phải thay Bố Mẹ chăm em ốm, nằm bệnh viện, khi 2 chị em học ĐH ở HN, dù vất vả vô cùng nhưng để thấy rằng mình đã LỚN hơn, được Bố Mẹ tin tưởng và được sẻ chia với cả nhà...
Cảm ơn Bố Mẹ đã chưa bao giờ sai lời hứa với chúng tôi, để chúng tôi luôn thấy mình phải có trách nhiệm trước mỗi lời nói và việc làm của mình.
Cái lỗi lớn nhất đối với Bố Mẹ là NÓI DỐI. Cảm ơn Bố Mẹ đã rất nhẹ nhàng và thậm chí là hài hước trước lỗi lầm của con (đi chơi với bạn bè lại dám bảo là đi học- về Bố bảo: Hôm nay lớp đi khảo sát thực địa để chuẩn bị thi môn Địa Lý à con?- Và cả nhà cười rất vui bên mâm cơm chờ sẵn!). Để thấy rằng, tha thứ là một điều rất cần thiết, nhưng cái cách tha thứ để làm sao người mắc lỗi vừa nhận được lỗi lầm, vừa không thấy mình bị sức ép của sự trừng phạt mới là quan trọng. Không phải cứ quát mắng sẽ là hữu hiệu nhất.
Cảm ơn Bố Mẹ đã rất nguyên tắc khi mỗi lần chúng tôi hoặc kể cả Mẹ và Bố, ai đi ra khỏi nhà thì mọi người đều phải biết người đó đi đến đâu, đi với ai và mấy giờ về. Để bây giờ mới thấy sự lo lắng của người ngồi ở nhà dành cho người vắng nhà nó lớn như thế nào...Và bỗng hiểu tại sao nhà mình nghèo thế mà luôn là nơi ai đi đâu cũng mong thật nhanh trở về với MÁI ẤM yêu thương...
Cảm ơn Bố Mẹ đã rất nâng niu những luống rau xanh ở vườn nhà ngày xưa, và thường khen rằng: Rau nhà trồng bao giờ cũng ăn ngon hơn rau mua ở chợ. Nhờ có 3 anh em chăm chỉ tưới rau và chăm bẵm nên rau mới xanh mơn mởn giữa đất đồi khô cằn như vậy... Để thấy rằng chúng tôi quan trọng như thế nào và sức lao động quý giá đến mức nào...
Cảm ơn Bố Mẹ đã dạy chúng tôi phải biết khiêm tốn, và luôn biết vươn lên. Khi so sánh học lực, phải luôn so với người giỏi hơn mình để phấn đấu bằng họ, những cũng không coi thường các bạn kém hơn vì họ chỉ không may mắn có nhiều thời gian học hành như mình thôi.. Để thấy rằng khi ra ngoài đời, sự khiêm tốn, LUÔN BIẾT MÌNH LÀ AI và luôn cố gắng trong mọi hoàn cảnh đã giúp ích như thế nào.
Cảm ơn Bố Mẹ đã cùng tôi ngồi nhặt những cọng rau đầu tiên, dạy tôi biết thớ thịt ngang dọc ra sao và thái như thế nào ngay từ khi tôi mới biết cầm dao... Và quan trọng nhất là câu: Làm đâu gọn đấy, đứng dậy sạch ngay... Thế nên, tôi khó chấp nhận kiểu làm việc gì xong bỏ lại cả đống bừa bãi, ngổn ngang cho người khác dọn, hay nấu canh xong thì nồi niêu vứt lung tung, rổ còn dính đầy rau, bếp ngập dầu mỡ và ướt nhèm... Từ những việc rất cụ thể như thế, để bây giờ, tôi sống và làm việc rất nguyên tắc.
Cảm ơn Bố đã không ngần ngại đập mạnh vào tay tôi ngay trước mặt khách của Bố từ khi tôi mới 10 tuổi, chỉ vì khi pha trà, tôi đã đổ thẳng trà từ hộp vào ấm mà không đổ trà ra tay trước. Để bây giờ mới thấu hiểu rằng sống trên đời cái gì cũng phải có chừng mực!
SƯU TẦM