Anh em biết Xiển có tài ứng đối, thách Xiển vào xin tiền quan tổng đốc. Bấy giờ tổng đốc Thanh Hóa khét tiếng là một người hiếu sát.
Xiển bắt anh em giao kèo: Nếu xin được tiền thì anh em cứ tính một đền thành ba, nghĩa là anh em sẽ phải trả cho Xiển một số tiền gấp ba số tiền Xiển xin được của quan. Bằng không dám xin, hoặc xin không được thì Xiển phải thết anh em một bữa no say.
Tưởng đùa vui, nào ngờ Xiển vào tận dinh quan. Ai nấy chắc phen này Xiển sẽ làm ma không đầu. Một buổi sáng nọ, quan vừa mở mắt ra công đường đã thấy Xiển quỳ ở ngoài sân.
Quan quắc mắt hỏi:
- Thằng kia! Mày tới đây có việc gì?
Xiển thưa:
- Bẩm cụ lớn, con muốn nhờ tay cụ lớn hóa kiếp cho con.
Quan quát:
- Thằng này muốn chết à?
Xiển trịnh trọng nói:
- Bẩm chính thế à. Con nghe nói lưỡi gươm cụ lớn sắc lắm, nên muốn xin cụ lớn một nhát để hồn về chín xuối cho được mát mẻ.
Quan gắt:
- Thật là đồ điên, cuồng, ngu, ngộ. Vì sao mày lại muốn chết?
Xiển đáp:
- Bẩm cụ lớn, con là học trò thi hỏng, nhà lại nghèo, nghiệp đèn sách chẳng ra sao, nghĩ tủi thân hổ phận chả muốn sống nữa.
Quan thấy Xiển dáng người học trò nho nhã, lại đối đáp đâu ra đấy một cách bình tĩnh liền bảo:
- Nếu học trò học giỏ mà hỏng thi thì cũng còn đáng thương. Nếu dốt mà hỏng lại đòi chết thì chết cũng đánh đời. Vậy hãy ứng khẩu một bài thơ lấy đề là "điên cuồng ngu ngộ" ta xem.
Xiển vâng lời, ứng khẩu đọc một hơi, mối câu có một trong bốn chữ của đầu đề:
- Cao Tổ điên hào kiệt Võ Ðế ngộ thần tiên. Tặng Ðiểm cuồng thiên địa Nhan Tử ngu thánh hiền.
Nghe nói xong, quan biết Xiển có ý xỏ ngọt mình, song thấy Xiển là kẻ xuất khẩu thành chương, kính điển lau làu, văn thơ hàm súc, tỏ ra là người học thức rộng, lại có khí phách, liền thưởng cho ba chục quan tiền và bảo lui về. Thế là từ đó, ngoài cái tên Xiển Bột còn có một cái tên nữa là Xiển Ngộ.
Xiển bắt anh em giao kèo: Nếu xin được tiền thì anh em cứ tính một đền thành ba, nghĩa là anh em sẽ phải trả cho Xiển một số tiền gấp ba số tiền Xiển xin được của quan. Bằng không dám xin, hoặc xin không được thì Xiển phải thết anh em một bữa no say.
Tưởng đùa vui, nào ngờ Xiển vào tận dinh quan. Ai nấy chắc phen này Xiển sẽ làm ma không đầu. Một buổi sáng nọ, quan vừa mở mắt ra công đường đã thấy Xiển quỳ ở ngoài sân.
Quan quắc mắt hỏi:
- Thằng kia! Mày tới đây có việc gì?
Xiển thưa:
- Bẩm cụ lớn, con muốn nhờ tay cụ lớn hóa kiếp cho con.
Quan quát:
- Thằng này muốn chết à?
Xiển trịnh trọng nói:
- Bẩm chính thế à. Con nghe nói lưỡi gươm cụ lớn sắc lắm, nên muốn xin cụ lớn một nhát để hồn về chín xuối cho được mát mẻ.
Quan gắt:
- Thật là đồ điên, cuồng, ngu, ngộ. Vì sao mày lại muốn chết?
Xiển đáp:
- Bẩm cụ lớn, con là học trò thi hỏng, nhà lại nghèo, nghiệp đèn sách chẳng ra sao, nghĩ tủi thân hổ phận chả muốn sống nữa.
Quan thấy Xiển dáng người học trò nho nhã, lại đối đáp đâu ra đấy một cách bình tĩnh liền bảo:
- Nếu học trò học giỏ mà hỏng thi thì cũng còn đáng thương. Nếu dốt mà hỏng lại đòi chết thì chết cũng đánh đời. Vậy hãy ứng khẩu một bài thơ lấy đề là "điên cuồng ngu ngộ" ta xem.
Xiển vâng lời, ứng khẩu đọc một hơi, mối câu có một trong bốn chữ của đầu đề:
- Cao Tổ điên hào kiệt Võ Ðế ngộ thần tiên. Tặng Ðiểm cuồng thiên địa Nhan Tử ngu thánh hiền.
Nghe nói xong, quan biết Xiển có ý xỏ ngọt mình, song thấy Xiển là kẻ xuất khẩu thành chương, kính điển lau làu, văn thơ hàm súc, tỏ ra là người học thức rộng, lại có khí phách, liền thưởng cho ba chục quan tiền và bảo lui về. Thế là từ đó, ngoài cái tên Xiển Bột còn có một cái tên nữa là Xiển Ngộ.