[You must be registered and logged in to see this image.]Ở MT 898, Phòng mạch Mực Tím đã hướng dẫn bạn tham quan vòng ngoài "ngôi nhà của em bé" (hay còn gọi là tử cung), trong số này, MT sẽ tiếp tục dẫn bạn khám khá những ngóc ngách bên trong...
Nhiều bạn cứ đinh ninh rằng: Tử cung chắc chẳng bệnh tật gì đâu....nên chẳng thèm quan tâm gì đến nó. Chính quan niệm sai lầm mà vô tình, bạn đã làm hỏng hóc ngôi nhà chứa em bé của chính mình...
Tử cung hay bị những bệnh gì?
Có bạn bị hỏng hóc trong quá trình hình thành ở bào thai nên khi lớn buồng trứng không hoạt động, tử cung bé tý (gọi là nhi hóa) thì chờ đợi mãi chả có kinh. Đi siêu âm thấy tất cả đều giống như bé gái 6 tuổi thì đành dùng hormone buồng trứng uống để trở thành thiếu nữ nhưng không thể có con được. Tất nhiên số này rất hiếm. Còn lại là những dị dạng như tử cung đôi, tử cung có sừng, siêu âm mới nhìn thấy được.
Còn những bạn bình thường thì khi nào tử cung mắc bệnh?
Bạn sẽ mắc bệnh khi không giữ vệ sinh vùng kín cẩn thận. Chẳng hạn như nguồn nước ô nhiễm bạn dùng để làm sạch trong những ngày "đèn đỏ". Nhẹ nhất là nhiễm tạp khuẩn khiến bạn cảm thấy hơi ngứa, huyết trắng hơi hôi. Nặng hơn nữa là nhiễm nấm, bạn sẽ thấy ngứa ngáy, huyết trắng có màu vàng hoặc xanh. Bệnh càng trầm trọng hơn nếu bạn lại cho "người ta"quan hệ, vi khuẩn sẽ từ bên ngoài chạy ngược vào tử cung, gây viêm nội mạc tử cung. Bởi vậy, khi thấy máu kinh bốc mùi, bạn nên gõ cửa bác sĩ ngay.
Nếu tử cung bị bệnh thì sau này có bị vô sinh không?
Nội mạc tử cung luôn mềm mại như một tấm thảm nhung. Nó sẽ dày lên, mạch máu đến thật nhiều rồi nhau thai hình thành để nuôi em bé. Nếu tử cung bị viêm sẽ xơ hóa, khi "ngôi nhà của em bé" không đủ điều kiện thì làm sao em bé ở được. Vì thế, nếu muốn bảo vệ sức khoẻ sinh sản sau này, bạn chả nên chủ quan trong khâu vệ sinh kinh nguyệt.
Ngoài viêm nhiễm, tử cung còn bị bệnh gì nữa?
Nếu bị rối loạn nội tiết, thường là do tăng tiết estrogen, bạn có thể bị nhân xơ tử cung. Gọi là "xơ" không đúng lắm vì khối u này có cấu trúc là cơ nhưng lâu nay mọi người quen gọi thế rồi. Chúng bám vào thành tử cung, có nhân còn "ăn" cả vào trong lớp cơ tử cung nữa. Bệnh nhân xơ tử cung thường thấy ở các chị lớn từ 30 tuổi trở lên nhưng thỉnh thoảng cũng gặp ở các bạn teen.
Những bạn nào hay bị nhân xơ tử cung?
Thường gặp ở các bạn có kinh sớm <= 10 tuổi và những bạn béo phì. Người ta thấy các bạn béo phì có khối mỡ bụng dày, trông hoành tráng chả khác gì bà bầu. Trước đây ta cứ tưởng mỡ làm nhiệm vụ dự trữ năng lượng, thế nhưng, bây giờ các nhà khoa học lại thấy mỡ bụng có nhiều vấn đề. Nếu bạn gái béo phì thì mỡ bụng sẽ tăng tiết estrogen, buồng trứng cũng tiết estrogen, cả hai làm nồng độ estrogen trong máu tăng lên, "các bác" điều hành ở não bị rối. Hệ nội tiết mà lung tung thì nhân xơ xuất hiện, khi hành kinh bạn sẽ thấy nặng bụng, máu ra nhiều, có cả máu cục. Đó là chưa kể rối loạn kinh nguyệt tùm lum nữa.
TIẾN SĨ - BÁC SĨ LÊ THUÝ TƯƠI
Nhiều bạn cứ đinh ninh rằng: Tử cung chắc chẳng bệnh tật gì đâu....nên chẳng thèm quan tâm gì đến nó. Chính quan niệm sai lầm mà vô tình, bạn đã làm hỏng hóc ngôi nhà chứa em bé của chính mình...
Tử cung hay bị những bệnh gì?
Có bạn bị hỏng hóc trong quá trình hình thành ở bào thai nên khi lớn buồng trứng không hoạt động, tử cung bé tý (gọi là nhi hóa) thì chờ đợi mãi chả có kinh. Đi siêu âm thấy tất cả đều giống như bé gái 6 tuổi thì đành dùng hormone buồng trứng uống để trở thành thiếu nữ nhưng không thể có con được. Tất nhiên số này rất hiếm. Còn lại là những dị dạng như tử cung đôi, tử cung có sừng, siêu âm mới nhìn thấy được.
Còn những bạn bình thường thì khi nào tử cung mắc bệnh?
Bạn sẽ mắc bệnh khi không giữ vệ sinh vùng kín cẩn thận. Chẳng hạn như nguồn nước ô nhiễm bạn dùng để làm sạch trong những ngày "đèn đỏ". Nhẹ nhất là nhiễm tạp khuẩn khiến bạn cảm thấy hơi ngứa, huyết trắng hơi hôi. Nặng hơn nữa là nhiễm nấm, bạn sẽ thấy ngứa ngáy, huyết trắng có màu vàng hoặc xanh. Bệnh càng trầm trọng hơn nếu bạn lại cho "người ta"quan hệ, vi khuẩn sẽ từ bên ngoài chạy ngược vào tử cung, gây viêm nội mạc tử cung. Bởi vậy, khi thấy máu kinh bốc mùi, bạn nên gõ cửa bác sĩ ngay.
Nếu tử cung bị bệnh thì sau này có bị vô sinh không?
Nội mạc tử cung luôn mềm mại như một tấm thảm nhung. Nó sẽ dày lên, mạch máu đến thật nhiều rồi nhau thai hình thành để nuôi em bé. Nếu tử cung bị viêm sẽ xơ hóa, khi "ngôi nhà của em bé" không đủ điều kiện thì làm sao em bé ở được. Vì thế, nếu muốn bảo vệ sức khoẻ sinh sản sau này, bạn chả nên chủ quan trong khâu vệ sinh kinh nguyệt.
Ngoài viêm nhiễm, tử cung còn bị bệnh gì nữa?
Nếu bị rối loạn nội tiết, thường là do tăng tiết estrogen, bạn có thể bị nhân xơ tử cung. Gọi là "xơ" không đúng lắm vì khối u này có cấu trúc là cơ nhưng lâu nay mọi người quen gọi thế rồi. Chúng bám vào thành tử cung, có nhân còn "ăn" cả vào trong lớp cơ tử cung nữa. Bệnh nhân xơ tử cung thường thấy ở các chị lớn từ 30 tuổi trở lên nhưng thỉnh thoảng cũng gặp ở các bạn teen.
Những bạn nào hay bị nhân xơ tử cung?
Thường gặp ở các bạn có kinh sớm <= 10 tuổi và những bạn béo phì. Người ta thấy các bạn béo phì có khối mỡ bụng dày, trông hoành tráng chả khác gì bà bầu. Trước đây ta cứ tưởng mỡ làm nhiệm vụ dự trữ năng lượng, thế nhưng, bây giờ các nhà khoa học lại thấy mỡ bụng có nhiều vấn đề. Nếu bạn gái béo phì thì mỡ bụng sẽ tăng tiết estrogen, buồng trứng cũng tiết estrogen, cả hai làm nồng độ estrogen trong máu tăng lên, "các bác" điều hành ở não bị rối. Hệ nội tiết mà lung tung thì nhân xơ xuất hiện, khi hành kinh bạn sẽ thấy nặng bụng, máu ra nhiều, có cả máu cục. Đó là chưa kể rối loạn kinh nguyệt tùm lum nữa.
TIẾN SĨ - BÁC SĨ LÊ THUÝ TƯƠI