“Ngày 25/12/2010, tàu FV Shiuh Fu No1 đang đánh bắt cá thì bất ngờ bị 2 ca nô chở đầy cướp biển lăm le súng ống khống chế. Cướp biển ập lên, khống chế tàu, cắt đứt mọi liên lạc, rồi giam mọi người dưới boong tàu".
Dù đã biết chiều ngày 24/7, 12 thuyền viên sẽ đáp xuống sân bay Nội Bài nhưng khoảng thời gian chờ đợi với những người thân vẫn đong đầy sự lo lắng xen lẫn nỗi thổn thức, nghẹn ngào khó nói thành lời.
Ôm bó hoa sát vào lồng ngực, ông Lưu Đình Thu, bố của thủy thủ Lưu Đình Hùng xúc động cho biết, ngay khi nghe tin con trai được bọn cướp biển thả tự do, ông và gia đình vui mừng khôn tả. Ngày 23/7, gia đình ông và thân nhân của những thuyền viên khác đã cùng bắt xe khách ra Hà Nội để kịp đón con.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Giọt nước mắt nghẹn ngào khi con trai trở về
Ngồi ngay bên cạnh ông Thu, nắm chặt trên tay túi hoa quả và một ít bánh kẹo được gói vội trong ni lông, cô Võ Thị Nhị (46 tuổi, ở xóm 8, xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, mẹ của thuyền viên Lưu Đình Hùng) liên tục ngước nhìn chiếc đồng hồ bảng điện tử treo trong sảnh chờ của sân bay, mong ngóng từng giây khi thời khắc chuyến bay chở con chuẩn bị đáp xuống đường băng.
Mọng đầy nước mắt vui mừng, cô Nhị kể về những ngày tháng mỏi mắt ngóng con. Vốn ở một làng quê nghèo, khi mọi người đổ xô đi xuất khẩu lao động gửi tiền về nhà, gia đình cũng tính cho Hùng đi xuất ngoại làm ăn. Sau vài tháng đi làm, Hùng cũng đã gửi chút vốn về để gia đình trả nợ khoản vay ngân hàng cho em đi. Thế nhưng, giấc mơ thoát nghèo đâu chưa thấy, đùng một cái tin tàu cá của Hùng bị hải tặc Somalia khét tiếng nguy hiểm bắt giữ khiến gia đình hoang mang.
Kể từ ngày Hùng bị hải tặc bắt, cô Nhị cùng nhiều người trong gia đình gần như suy sụp. Mỗi khi chợp mắt, hình ảnh người con trai xách ba lô bước vào nhà ôm chầm lấy cô lại hiện lên như một niềm mong mỏi thường trực.
Trong lúc tưởng như tuyệt vọng, cô Nhị bất ngờ khi nghe Hùng gọi điện về nhà hai lần trong vòng hai phút thông báo tình hình nơi ăn, chốn ở. Và niềm hạnh phúc đã vỡ òa khi tối 21/7, cô Nhị nhận được cuộc gọi điện thoại, giọng nói của đứa con trai sau hơn 18 tháng xa cách lại vang lên một lần nữa với tin tức đã được giải cứu an toàn và sẽ về nước vào ngày 24/7.
[You must be registered and logged in to see this image.]
500 ngày lênh đênh trên biển của các thủy thủ bị bắt cũng là quãng thời gian người thân phải sống trong sự lo lắng, sợ hãi tột cùng.
Ngay sau khi máy bay đáp xuống cảng hàng không quốc tế Nội Bài ít phút, những chàng trai ngày nào xa xứ với nung nấu thoát nghèo nay lại được trở về quê hương, về với cái nắng cháy của miền trung, nhất là được gặp lại những người thân trong gia đình. Ôm chặt lấy bố vào trong lòng, thuỷ thủ Trần Minh Trí (21 tuổi, ở xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) khóc òa trong niềm hạnh phúc khi thấy người thân.
Nhớ lại 500 ngày lênh đênh cùng cướp biển với cái chết không được báo trước, thủy thủ Trí tâm sự: “Ngày 25/12/2010, tàu FV Shiuh Fu No1 (Đài Loan) khi đang đánh bắt cá trên biển thì bất ngờ bị 2 ca nô chở đầy cướp biển lăm le súng ống trên tay khống chế. Các thuyền viên đã quay đầu bỏ trốn nhưng không kịp. Cướp biển ập lên tàu, khống chế mọi người, cắt đứt mọi liên lạc, vũ khí rồi giam dưới boong tàu”.
“Sau khi bị khống chế, chúng tiếp tục dùng tàu này để cướp các tàu khác. 15 ngày chỉ cướp được một tàu hỏng máy, chúng lại trở về vịnh để đậu. Hàng ngày, chúng bắt các thuyền viên làm nhiệm vụ phá chiếc tàu hỏng để lấy đồ đạc, máy móc. 15 ngày sau, hải tắc dồn tất cả thuyền viên lên tàu, tống xuống hầm rồi bắt đầu lênh đênh một hành trình cướp bóc dài đến 10 tháng khác. Hàng ngày, chúng bắt các thuyền viên ở dưới tầng hầm, làm phục dịch, kéo canô cho cướp biển trong vòng 10 tháng. Trong thời gian này, thỉnh thoảng chúng bắt thuyền viên gọi điện về bắt người nhà phải lên các công ty để yêu cầu sớm nộp tiền chuộc” – anh Trí nhớ lại.
Còn thủy thủ Nguyễn Văn Tâm (ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho hay: “Các thuyền viên chỉ được 3- 4 kg gạo một ngày để nấu. Cơm nấu xong lúc nào cũng có màu đất, nước thì bẩn vì có mùi phân. Hầu hết, mọi người lại không có nước tắm, không có nước sinh hoạt nên 2- 3 tháng mới được tắm một lần. Tất cả đều mắc bệnh ngoài da”.
“Cướp biển cũng có kẻ ác, kẻ hiền lành. Có những tên cướp không bao giờ đánh đập chửi bới thủy thủ, nhưng hầu hết tất cả mọi người trong đoàn đều một vài lần bị chúng đánh đập. Thậm chí có người còn bị dí súng vào đầu” – anh Tâm cho biết.
Theo các thuyền viên, chỉ khi máy bay rải tiền chuộc xuống biển, hải tặc mới thả cho thuyền viên đi dọc bãi biển cách khu vực của bọn chúng vài km vì sợ bị tấn công. Lúc đó, tàu Trung Quốc đón sẵn lao động lên để trở về sau tháng ngày bị giam cầm bắt làm con tin.
Trước đó, ngày 25/12/2010, tàu FV Shiuh Fu No1 (Đài Loan) bị hải tặc Somalia bắt cóc, cùng với 12 thuyền viên người Việt Nam và 14 người Trung Quốc. Trong hơn 18 tháng, gia đình các thuyền viên thỉnh thoảng nhận được điện thoại của con từ Somalia thông báo tình hình. Nhiều người gọi điện về nhà trong tâm trạng hoảng loạn, đề nghị gửi tiền sang chuộc nếu không sẽ bị hải tặc chặt tay chân hoặc giết hại. Đêm 17/7/2012, tàu cá và các thủy thủ được hải tặc thả về.
Dù đã biết chiều ngày 24/7, 12 thuyền viên sẽ đáp xuống sân bay Nội Bài nhưng khoảng thời gian chờ đợi với những người thân vẫn đong đầy sự lo lắng xen lẫn nỗi thổn thức, nghẹn ngào khó nói thành lời.
Ôm bó hoa sát vào lồng ngực, ông Lưu Đình Thu, bố của thủy thủ Lưu Đình Hùng xúc động cho biết, ngay khi nghe tin con trai được bọn cướp biển thả tự do, ông và gia đình vui mừng khôn tả. Ngày 23/7, gia đình ông và thân nhân của những thuyền viên khác đã cùng bắt xe khách ra Hà Nội để kịp đón con.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Giọt nước mắt nghẹn ngào khi con trai trở về
Ngồi ngay bên cạnh ông Thu, nắm chặt trên tay túi hoa quả và một ít bánh kẹo được gói vội trong ni lông, cô Võ Thị Nhị (46 tuổi, ở xóm 8, xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, mẹ của thuyền viên Lưu Đình Hùng) liên tục ngước nhìn chiếc đồng hồ bảng điện tử treo trong sảnh chờ của sân bay, mong ngóng từng giây khi thời khắc chuyến bay chở con chuẩn bị đáp xuống đường băng.
Mọng đầy nước mắt vui mừng, cô Nhị kể về những ngày tháng mỏi mắt ngóng con. Vốn ở một làng quê nghèo, khi mọi người đổ xô đi xuất khẩu lao động gửi tiền về nhà, gia đình cũng tính cho Hùng đi xuất ngoại làm ăn. Sau vài tháng đi làm, Hùng cũng đã gửi chút vốn về để gia đình trả nợ khoản vay ngân hàng cho em đi. Thế nhưng, giấc mơ thoát nghèo đâu chưa thấy, đùng một cái tin tàu cá của Hùng bị hải tặc Somalia khét tiếng nguy hiểm bắt giữ khiến gia đình hoang mang.
Kể từ ngày Hùng bị hải tặc bắt, cô Nhị cùng nhiều người trong gia đình gần như suy sụp. Mỗi khi chợp mắt, hình ảnh người con trai xách ba lô bước vào nhà ôm chầm lấy cô lại hiện lên như một niềm mong mỏi thường trực.
Trong lúc tưởng như tuyệt vọng, cô Nhị bất ngờ khi nghe Hùng gọi điện về nhà hai lần trong vòng hai phút thông báo tình hình nơi ăn, chốn ở. Và niềm hạnh phúc đã vỡ òa khi tối 21/7, cô Nhị nhận được cuộc gọi điện thoại, giọng nói của đứa con trai sau hơn 18 tháng xa cách lại vang lên một lần nữa với tin tức đã được giải cứu an toàn và sẽ về nước vào ngày 24/7.
[You must be registered and logged in to see this image.]
500 ngày lênh đênh trên biển của các thủy thủ bị bắt cũng là quãng thời gian người thân phải sống trong sự lo lắng, sợ hãi tột cùng.
Ngay sau khi máy bay đáp xuống cảng hàng không quốc tế Nội Bài ít phút, những chàng trai ngày nào xa xứ với nung nấu thoát nghèo nay lại được trở về quê hương, về với cái nắng cháy của miền trung, nhất là được gặp lại những người thân trong gia đình. Ôm chặt lấy bố vào trong lòng, thuỷ thủ Trần Minh Trí (21 tuổi, ở xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) khóc òa trong niềm hạnh phúc khi thấy người thân.
Nhớ lại 500 ngày lênh đênh cùng cướp biển với cái chết không được báo trước, thủy thủ Trí tâm sự: “Ngày 25/12/2010, tàu FV Shiuh Fu No1 (Đài Loan) khi đang đánh bắt cá trên biển thì bất ngờ bị 2 ca nô chở đầy cướp biển lăm le súng ống trên tay khống chế. Các thuyền viên đã quay đầu bỏ trốn nhưng không kịp. Cướp biển ập lên tàu, khống chế mọi người, cắt đứt mọi liên lạc, vũ khí rồi giam dưới boong tàu”.
“Sau khi bị khống chế, chúng tiếp tục dùng tàu này để cướp các tàu khác. 15 ngày chỉ cướp được một tàu hỏng máy, chúng lại trở về vịnh để đậu. Hàng ngày, chúng bắt các thuyền viên làm nhiệm vụ phá chiếc tàu hỏng để lấy đồ đạc, máy móc. 15 ngày sau, hải tắc dồn tất cả thuyền viên lên tàu, tống xuống hầm rồi bắt đầu lênh đênh một hành trình cướp bóc dài đến 10 tháng khác. Hàng ngày, chúng bắt các thuyền viên ở dưới tầng hầm, làm phục dịch, kéo canô cho cướp biển trong vòng 10 tháng. Trong thời gian này, thỉnh thoảng chúng bắt thuyền viên gọi điện về bắt người nhà phải lên các công ty để yêu cầu sớm nộp tiền chuộc” – anh Trí nhớ lại.
Còn thủy thủ Nguyễn Văn Tâm (ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho hay: “Các thuyền viên chỉ được 3- 4 kg gạo một ngày để nấu. Cơm nấu xong lúc nào cũng có màu đất, nước thì bẩn vì có mùi phân. Hầu hết, mọi người lại không có nước tắm, không có nước sinh hoạt nên 2- 3 tháng mới được tắm một lần. Tất cả đều mắc bệnh ngoài da”.
“Cướp biển cũng có kẻ ác, kẻ hiền lành. Có những tên cướp không bao giờ đánh đập chửi bới thủy thủ, nhưng hầu hết tất cả mọi người trong đoàn đều một vài lần bị chúng đánh đập. Thậm chí có người còn bị dí súng vào đầu” – anh Tâm cho biết.
Theo các thuyền viên, chỉ khi máy bay rải tiền chuộc xuống biển, hải tặc mới thả cho thuyền viên đi dọc bãi biển cách khu vực của bọn chúng vài km vì sợ bị tấn công. Lúc đó, tàu Trung Quốc đón sẵn lao động lên để trở về sau tháng ngày bị giam cầm bắt làm con tin.
Trước đó, ngày 25/12/2010, tàu FV Shiuh Fu No1 (Đài Loan) bị hải tặc Somalia bắt cóc, cùng với 12 thuyền viên người Việt Nam và 14 người Trung Quốc. Trong hơn 18 tháng, gia đình các thuyền viên thỉnh thoảng nhận được điện thoại của con từ Somalia thông báo tình hình. Nhiều người gọi điện về nhà trong tâm trạng hoảng loạn, đề nghị gửi tiền sang chuộc nếu không sẽ bị hải tặc chặt tay chân hoặc giết hại. Đêm 17/7/2012, tàu cá và các thủy thủ được hải tặc thả về.