Lẫn trong đám thực vật bên dưới dòng nước chảy chầm chậm, một con cá Phallostethus cuulong đực dài 2 cm đang tiến tới gần con cái, bơi song song và cố gắng giao phối với nó. Lúc này, phần đầu của chúng đặt gần nhau, tạo thành 1 góc 45 độ.
Nghe có vẻ phản khoa học nhưng trên thực tế, đây chính là cách thức giúp con đực tiếp cận “đối tác”, đơn giản chỉ là vì tuyến sinh dục của chúng nằm ở trên đầu.
P. cuulong thuộc nhóm Priapiumfish – loài cá ít được biết đến sống ở khu vực châu Á (đặc biệt là Đông Nam Á), có cơ quan sinh dục nằm dưới cằm, ngay phía sau miệng, được đặt theo tên vị thần sinh sản của Hy Lạp cổ đại, Priapus.
[You must be registered and logged in to see this image.]
P. cuulong với cơ quan sinh dục nằm ngay dưới cằm. (Ảnh: LX Tran)
Tháng 7/2009, Koichi Shibukawa – chuyên gia làm việc tại Quỹ Môi trường Thiên nhiên Nagao ở Tokyo, Nhật Bản đã phát hiện thấy con cá lạ đang bơi 1 mình trong con kênh gần khu vực sông Mekong (Việt Nam). Làm việc với các đồng nghiệp tại Đại học Cần Thơ, ông nhận ra đó là loài hoàn toàn mới.
Priapiumfish đực không có dương vật giống như con người và nhiều loài động vật có vú khác. Thay vào đó, chúng có một cơ quan sinh sản duy nhất được gọi là priapium, nằm quay ngược về phía sau. Nó trông giống như dạng khác của vây ngực. Ngoài ra, ống dẫn trứng của con Priapiumfish cái có xu hướng chứa đầy tinh trùng trong cơ thể và do đó, tỷ lệ trứng được thụ tinh là khá cao.
Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có ai chứng kiến quá trình giao phối của loài P. cuulong nhưng kết luận vẫn được đưa ra dựa trên những quan sát từ nhiều loài tương tự khác. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra lý do tại sao Priapiumfish lại phát triển tuyến sinh dục vô cùng đặc biệt này, ông Lynne Parenti – một nhà nghiên cứu đến từ Viện Smithsonian ở Washington, DC – cho biết.
Đất Việt