Vào rừng săn bò cạp đang là thú tiêu khiển vừa thỏa mãn sự tò mò, vừa giúp người dân kiếm thêm thu nhập trong những ngày nông nhàn.
Cuộc đi săn thường rất vất vả, phải đi trên đất đá mấp mô, men theo những lối mòn nhỏ xíu trong rừng, cây cối mọc chen hết cả lối đi. “Chiến lợi phẩm” thu được sau một ngày dài là những con bò cạp đen trùi trũi, toàn thân bóng nhẫy…
Những tảng đá ong sần sùi, ụ đất có nhiều lá cây mục là nơi ẩn náu ưa thích của loài bò cạp.
Đi săn
5 giờ sáng, khi sương đêm còn ướt trên những tán lá rừng, đoàn người chúng tôi đã tư trang chỉnh tề, chuẩn bị cho một ngày lội rừng tìm bò cạp. Trước khi đi săn ở mấy ngọn đồi ấp 7, 8 (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán - Đồng Nai), anh Nguyễn Văn Lợi (25 tuổi, ngụ ở xã Ngọc Định, huyện Định Quán) trấn an: “Muốn săn đượcbò cạp phải đi ủng cao su vì núi đồi ở đây leo trèo khó lắm, dễ bị sụp hố, vấp đá, giẫm lên rắn độc. Nhớ đi nhẹ nhàng, quan sát kỹ vì mùa khô nhiều rắn, khi biết có hang bò cạp cần bình tĩnh mà đào và dùng kẹp bắt bỏ vào xô”.
Theo kinh nghiệm, người săn bò cạp không chỉ giỏi đào và bắt chúng một cách dễ dàng mà còn phải biết phán đoán nơi nào giống côn trùng này ẩn náu nhiều. Nghiêng người lách qua tán lá rừng, anh Lợi chỉ tay về một cái gò lởm chởm mấy tảng đá tổ ong nói nhỏ: “Đó là "bản địa" của chúng. Bò cạp thường trú chủ yếu ở hai nơi: dưới tầng đá tổ ong hoặc lớp đất xốp dưới lá cây mục. Hang của chúng khó phân biệt lắm nhé, cửa hang to và sâu hơn hang dế một chút. Không phải là người trong nghề, khó lòng nhận ra”.
Lúc này, sau khi xác định “bản địa” của bò cạp, 4 người trong nhóm anh Lợi tiến hành lật từng tảng đá, bới lớp lá khô. Tuấn (17 tuổi) đưa cho mỗi người một cái xô nhựa, một cái cuốc to bằng bàn tay và một kẹp sắt (gần giống với kẹp gắp đá nhưng nhỏ và nhọn). “Đồ nghề đơn giản vậy thôi, nhưng lợi nhất vẫn là kẹp sắt và sự nhanh trí của người bắt” - Tuấn cho biết.
Chỉ sau vài phút đào, Tuấn đã khều từ lớp đất sâu lên con bò cạp đen trùi trũi, toàn thân bóng nhẫy, lớp lông nhung bám trên lưng đâm ra tua tủa, chiếc đuôi lợi hại không ngừng phóng lên phía trước để phun độc tự vệ. Con vật với cái bụng to, lớn gần bằng ngón tay cái, dài khoảng 8cm; cái đầu nhỏ xíu “đính” hai con mắt đen tuyền. Với cái hang khác, Tuấn mừng rỡ khi tóm được con bò cạp mới mập mạp hơn. Bỏ con vật hung hăng vào trong xô nhựa, Tuấn cùng nhóm người tiếp tục cuộc đi săn.
Khi mặt trời đứng bóng, lá cây rũ rượi vì cái nắng nóng nực, hanh khô của tiết trời mùa khô, anh Lợi cùng mấy người bạn ngồi nghỉ trưa. Đưa ra chiến lợi phẩm sănđược suốt buổi sáng, trong xô của mỗi người có từ vài lạng đến gần ký bò cạp. Treo mình trên chiếc võng dù màu xanh bạc, “thợ săn” lớn tuổi Lê Ngọc Tài (56 tuổi, ngụ ở ấp 2, xã Ngọc Định) bật mí bí quyết săn bò cạp: “Bò cạp thường bò khỏi hang vào ban đêm để bắt mồi nên phải dùng đèn pin rọi mới phát hiện được, còn ban ngày phải đào hang sâu để bắt”.
Ông Tài kể, ông từng tham gia hàng trăm vụ bắt bò cạp và coi nó như cái nghề kiếm sống qua ngày. Ban đầu chỉ để nhậu lai rai với bạn bè, nhưng sau đó nghe nhiều người mua với giá cao nên ông lùng bắt đem bán. “Bây giờ, ngày càng nhiều người hành nghề này nên mỗi chuyến đi săn có khi phải kéo dài đến đêm. Càng về khuya, bắt bò cạp càng thấy sướng, con nào con nấy bụng căng tròn, di chuyển chậm chạp, tóm dễ lắm” - ông Tài nói. Khoảng 2 giờ sáng, khi thùng đựng bò cạpđã nặng, ánh sáng từ bình ắc-quy yếu dần, chúng tôi quyết định ra về với niềm vui của một đêm đi săn bò cạp đầy hứng thú.
Đặc sản bản nhậu
Ngày hôm sau, chúng tôi phóng xe từ huyện Định Quán đến các xã Phú Lộc, Phú Thịnh… (huyện Tân Phú), nơi bò cạp sinh sôi khá nhiều, con nào con nấy to bự gần bằng ngón chân người. Nhập cuộc với nhóm người đi săn bò cạp về bán lại cho các quán nhậu, chúng tôi được họ cho biết, bò cạp hiện trở thành món đặc sảnnên được săn lùng rất nhiều. Loại đặc sản chỉ có ở vùng rừng núi được các đầu nậu thu mua đem bán cho nhà hàng để làm mồi nhậu, ngâm rượu.
Giống như những người khác trong nhóm săn bò cạp, anh Bảy Tăng (40 tuổi, ngụ ở ấp 3, xã Phú Lộc) làm nghề rẫy. Lúc nông nhàn, anh lại tranh thủ chen chân cùng một số người vào rừng bắt bò cạp kiếm tiền. Nhón tay bốc lên một con bò cạp to đùng đang giương càng, cong đuôi hăm dọa, anh tâm sự: “Một ngày bắt chừng 2kgbò cạp là đã có thu nhập cao hơn rất nhiều so với đi làm thuê mướn rồi. Nghề này tương đối đơn giản, lại kiếm tiền nhanh nên mỗi năm số lượng người gia nhập mùasăn bò cạp càng tăng. Tuy vậy, mình phải chịu khó, chịu cực, đi riết rồi quen”.
Còn anh Toàn (35 tuổi), một tay săn bò cạp nổi tiếng cho biết, mỗi ngày anh có thể bắt được 3kg bò cạp. Hì hục nhấc nhẹ từng cục đá ong nặng trịch, sau đó đưa tay lên quệt những giọt mồ hôi nhễ nhại trên trán, anh hào hứng kể: “Ở xã Phú Lộc, có đến vài chục người đi săn bò cạp về bán, nhưng cũng không đủ cho người mua. Đi bắt từ sáng đến giờ kiếm được gần 2kg. Từ đầu tháng đến nay, tôi kiếm được tiền triệu từ bò cạp, nhưng vẫn chưa bằng năm ngoái”.
Anh Toàn than thở, mấy năm trước, mỗi ngày anh có thể kiếm được vài trăm ngàn đồng từ việc bắt bò cạp, có khi trúng mánh tiền triệu. Bây giờ, người săn bò cạpquá đông, không chỉ thanh niên mà cả trẻ em, thậm chí có nhiều gia đình, cha con cùng đi săn. Mỗi ngày, họ chia nhau vài trăm ngàn đồng, có hôm lùng sục mỏi giò cũng chẳng tìm được bao nhiêu. Theo anh Toàn, vì là bò cạp rừng nên giá cao hơn so với bò cạp nuôi khoảng 4 ngàn đồng/con, còn bán theo ký từ 200-300 ngàn đồng/kg. Các đầu nậu tranh nhau thu mua bò cạp để xuất bán cho các nhà hàng[You must be registered and logged in to see this link.], quán [You must be registered and logged in to see this link.] ở TP.Biên Hòa, TP.Hồ Chí Minh…
Đúng là cái thú đi săn bò cạp vừa thỏa mãn sự tò mò và thích thú, vừa tạo điều kiện giúp người dân kiếm thêm thu nhập trong những ngày nông nhàn. Công việc vất vả, đôi lúc gặp phải nguy hiểm, nhưng người đi săn cứ căng mắt ra tìm kiếm, len lỏi khắp các bụi cây rậm rịt, luồn qua sườn đồi đang ướt đẫm sương; phải đỏ con mắt mới bắt được những con [You must be registered and logged in to see this link.] rừng hung hăng. Thị trường ngày càng khan hiếm mà nhu cầu của thượng khách ngày càng cao, nên hàng ngày vẫn có nhiều người lao vào rừng sâu để tranh nhau [You must be registered and logged in to see this link.] lùng loại côn trùng này.
Cuộc đi săn thường rất vất vả, phải đi trên đất đá mấp mô, men theo những lối mòn nhỏ xíu trong rừng, cây cối mọc chen hết cả lối đi. “Chiến lợi phẩm” thu được sau một ngày dài là những con bò cạp đen trùi trũi, toàn thân bóng nhẫy…
Những tảng đá ong sần sùi, ụ đất có nhiều lá cây mục là nơi ẩn náu ưa thích của loài bò cạp.
Đi săn
5 giờ sáng, khi sương đêm còn ướt trên những tán lá rừng, đoàn người chúng tôi đã tư trang chỉnh tề, chuẩn bị cho một ngày lội rừng tìm bò cạp. Trước khi đi săn ở mấy ngọn đồi ấp 7, 8 (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán - Đồng Nai), anh Nguyễn Văn Lợi (25 tuổi, ngụ ở xã Ngọc Định, huyện Định Quán) trấn an: “Muốn săn đượcbò cạp phải đi ủng cao su vì núi đồi ở đây leo trèo khó lắm, dễ bị sụp hố, vấp đá, giẫm lên rắn độc. Nhớ đi nhẹ nhàng, quan sát kỹ vì mùa khô nhiều rắn, khi biết có hang bò cạp cần bình tĩnh mà đào và dùng kẹp bắt bỏ vào xô”.
[You must be registered and logged in to see this image.] |
Bò cạp rừng đào hang, nằm sâu dưới những tảng đá ong, ụ đất, đám lá khô mục.. |
Lúc này, sau khi xác định “bản địa” của bò cạp, 4 người trong nhóm anh Lợi tiến hành lật từng tảng đá, bới lớp lá khô. Tuấn (17 tuổi) đưa cho mỗi người một cái xô nhựa, một cái cuốc to bằng bàn tay và một kẹp sắt (gần giống với kẹp gắp đá nhưng nhỏ và nhọn). “Đồ nghề đơn giản vậy thôi, nhưng lợi nhất vẫn là kẹp sắt và sự nhanh trí của người bắt” - Tuấn cho biết.
Chỉ sau vài phút đào, Tuấn đã khều từ lớp đất sâu lên con bò cạp đen trùi trũi, toàn thân bóng nhẫy, lớp lông nhung bám trên lưng đâm ra tua tủa, chiếc đuôi lợi hại không ngừng phóng lên phía trước để phun độc tự vệ. Con vật với cái bụng to, lớn gần bằng ngón tay cái, dài khoảng 8cm; cái đầu nhỏ xíu “đính” hai con mắt đen tuyền. Với cái hang khác, Tuấn mừng rỡ khi tóm được con bò cạp mới mập mạp hơn. Bỏ con vật hung hăng vào trong xô nhựa, Tuấn cùng nhóm người tiếp tục cuộc đi săn.
Khi mặt trời đứng bóng, lá cây rũ rượi vì cái nắng nóng nực, hanh khô của tiết trời mùa khô, anh Lợi cùng mấy người bạn ngồi nghỉ trưa. Đưa ra chiến lợi phẩm sănđược suốt buổi sáng, trong xô của mỗi người có từ vài lạng đến gần ký bò cạp. Treo mình trên chiếc võng dù màu xanh bạc, “thợ săn” lớn tuổi Lê Ngọc Tài (56 tuổi, ngụ ở ấp 2, xã Ngọc Định) bật mí bí quyết săn bò cạp: “Bò cạp thường bò khỏi hang vào ban đêm để bắt mồi nên phải dùng đèn pin rọi mới phát hiện được, còn ban ngày phải đào hang sâu để bắt”.
Ông Tài kể, ông từng tham gia hàng trăm vụ bắt bò cạp và coi nó như cái nghề kiếm sống qua ngày. Ban đầu chỉ để nhậu lai rai với bạn bè, nhưng sau đó nghe nhiều người mua với giá cao nên ông lùng bắt đem bán. “Bây giờ, ngày càng nhiều người hành nghề này nên mỗi chuyến đi săn có khi phải kéo dài đến đêm. Càng về khuya, bắt bò cạp càng thấy sướng, con nào con nấy bụng căng tròn, di chuyển chậm chạp, tóm dễ lắm” - ông Tài nói. Khoảng 2 giờ sáng, khi thùng đựng bò cạpđã nặng, ánh sáng từ bình ắc-quy yếu dần, chúng tôi quyết định ra về với niềm vui của một đêm đi săn bò cạp đầy hứng thú.
Đặc sản bản nhậu
Ngày hôm sau, chúng tôi phóng xe từ huyện Định Quán đến các xã Phú Lộc, Phú Thịnh… (huyện Tân Phú), nơi bò cạp sinh sôi khá nhiều, con nào con nấy to bự gần bằng ngón chân người. Nhập cuộc với nhóm người đi săn bò cạp về bán lại cho các quán nhậu, chúng tôi được họ cho biết, bò cạp hiện trở thành món đặc sảnnên được săn lùng rất nhiều. Loại đặc sản chỉ có ở vùng rừng núi được các đầu nậu thu mua đem bán cho nhà hàng để làm mồi nhậu, ngâm rượu.
[You must be registered and logged in to see this image.] |
Những con bò cạp đen trũi, mập mạp là thứ đặc sản trên các bàn nhậu. |
Còn anh Toàn (35 tuổi), một tay săn bò cạp nổi tiếng cho biết, mỗi ngày anh có thể bắt được 3kg bò cạp. Hì hục nhấc nhẹ từng cục đá ong nặng trịch, sau đó đưa tay lên quệt những giọt mồ hôi nhễ nhại trên trán, anh hào hứng kể: “Ở xã Phú Lộc, có đến vài chục người đi săn bò cạp về bán, nhưng cũng không đủ cho người mua. Đi bắt từ sáng đến giờ kiếm được gần 2kg. Từ đầu tháng đến nay, tôi kiếm được tiền triệu từ bò cạp, nhưng vẫn chưa bằng năm ngoái”.
Anh Toàn than thở, mấy năm trước, mỗi ngày anh có thể kiếm được vài trăm ngàn đồng từ việc bắt bò cạp, có khi trúng mánh tiền triệu. Bây giờ, người săn bò cạpquá đông, không chỉ thanh niên mà cả trẻ em, thậm chí có nhiều gia đình, cha con cùng đi săn. Mỗi ngày, họ chia nhau vài trăm ngàn đồng, có hôm lùng sục mỏi giò cũng chẳng tìm được bao nhiêu. Theo anh Toàn, vì là bò cạp rừng nên giá cao hơn so với bò cạp nuôi khoảng 4 ngàn đồng/con, còn bán theo ký từ 200-300 ngàn đồng/kg. Các đầu nậu tranh nhau thu mua bò cạp để xuất bán cho các nhà hàng[You must be registered and logged in to see this link.], quán [You must be registered and logged in to see this link.] ở TP.Biên Hòa, TP.Hồ Chí Minh…
Đúng là cái thú đi săn bò cạp vừa thỏa mãn sự tò mò và thích thú, vừa tạo điều kiện giúp người dân kiếm thêm thu nhập trong những ngày nông nhàn. Công việc vất vả, đôi lúc gặp phải nguy hiểm, nhưng người đi săn cứ căng mắt ra tìm kiếm, len lỏi khắp các bụi cây rậm rịt, luồn qua sườn đồi đang ướt đẫm sương; phải đỏ con mắt mới bắt được những con [You must be registered and logged in to see this link.] rừng hung hăng. Thị trường ngày càng khan hiếm mà nhu cầu của thượng khách ngày càng cao, nên hàng ngày vẫn có nhiều người lao vào rừng sâu để tranh nhau [You must be registered and logged in to see this link.] lùng loại côn trùng này.