Một con voi tại Hàn Quốc có khả năng phát ra những âm thanh giống các từ trong tiếng Triều Tiên.
Koshik - tên của con voi 12 tuổi trong vườn thú Everland - tại thành phố Yongin, tỉnh Gyeonggi-do, Hàn Quốc - phát ra 5 âm thanh như giống như "annyong" (xin chào), "choah" (tốt), "aniya" ("không), "anja" (ngồi xuống) and "nuo" (nằm xuống). Nó đưa đầu vòi vào miệng để phát ra những âm thanh ấy. Những người biết tiếng Triều Tiên có thể hiểu âm thanh mà con voi phát ra một cách dễ dàng,Livescience đưa tin.
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ sinh học Angela Stoeger-Horwath của Đại học Vienna tại Áo đã tới vườn thú Everland để chứng kiến khả năng nói của Koshik.
"Chúng tôi chưa tìm ra thủ thuật mà Koshik áp dụng để phát ra những âm thanh giống tiếng Triều Tiên", Stoeger-Horwath nói.
Vườn thú Everland nuôi Koshik từ năm 1995 tới 2002. Nó là con voi duy nhất tại đây. Những người huấn luyện Koshik phát hiện khả năng bắt chước tiếng người của nó từ năm 2004.
Đây là lần đầu tiên người ta thấy voi phát ra âm thanh giống tiếng người. Stoeger-Horwath khẳng định Koshik không hiểu ý nghĩa những âm thanh mà nó phát ra.
"Dường như Koshik sử dụng những âm thanh ấy để tăng mức độ gắn kết với người, chứ không phải để yêu cầu con người thực hiện những việc cụ thể", bà phát biểu.
[You must be registered and logged in to see this image.] |
Voi Koshik trong vườn thú Everland phát ra 5 âm thanh giống tiếng Triều Tiên bằng cách đưa vòi vào miệng. Ảnh: BBC. |
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ sinh học Angela Stoeger-Horwath của Đại học Vienna tại Áo đã tới vườn thú Everland để chứng kiến khả năng nói của Koshik.
"Chúng tôi chưa tìm ra thủ thuật mà Koshik áp dụng để phát ra những âm thanh giống tiếng Triều Tiên", Stoeger-Horwath nói.
Vườn thú Everland nuôi Koshik từ năm 1995 tới 2002. Nó là con voi duy nhất tại đây. Những người huấn luyện Koshik phát hiện khả năng bắt chước tiếng người của nó từ năm 2004.
Đây là lần đầu tiên người ta thấy voi phát ra âm thanh giống tiếng người. Stoeger-Horwath khẳng định Koshik không hiểu ý nghĩa những âm thanh mà nó phát ra.
"Dường như Koshik sử dụng những âm thanh ấy để tăng mức độ gắn kết với người, chứ không phải để yêu cầu con người thực hiện những việc cụ thể", bà phát biểu.