HIP HOP TẠI VIỆT NAM
1. Lịch sử hình thành của Rap Việt: Hiphop nói chung và rap nói riêng đã bắt đầu có ảnh hưởng tới Việt Nam từ khoảng cách đây trên 10 năm. Khác với các quốc gia châu Á lận cận, Hiphop và rap tại Việt Nam được tác động và phát triển trực tiếp từ Bắc Mỹ thông qua thế hệ thanh niên lớn lên hoặc du học tại Mỹ, Canada (có thể cả Úc),.v.v.. Người dầu tiên rap bằng tiếng Việt được cho là Khanh Nhỏ,rõ theo lý lịch)Khanh nhỏ. Sau đó có nhiều người Việt khác rap bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh trong một nhóm mang tên vietrapper. Tuy nhiên, vì phần lớn những thành viên này sống ở nước ngoài nên đa phần các bài rap của Product này có nội dung phản động hoặc bắt chước những nội dung giang hồ, thô tục. Đó chính là lý do nhiều người Việt Nam có một cái nhìn rất xấu về thể loại nhạc này. Nói một cách khác, đối với họ, rap giống như sự nổi loạn bồng bột của một đám hippy. Mặc dù vậy, những người trẻ tuổi ở Việt Nam với niềm đam mê vẫn cảm thấy thích thể loại nhạc này. Điển hình tại Hà Nội, một nhóm những thanh niên đam mê hiphop và rap đã chung tay thành lập một sân chơi mang tên DaRapClub. Đây cũng là nơi mà những tên tuổi đầu tiên của làng Hiphop, và rap nói riêng, được hình thành. Hiphop ở Việt Nam tiếp tục phát triển, nhưng phần lớn chỉ ở underground và cũng không được coi là nghệ thuật bởi sự khác biệt lớn về văn hóa và cách thưởng thức âm nhạc so với đa số thị hiếu còn lại. Tuy nhiên, vẫn có những rapper thế hệ đi đầu từ 1997 -> 2005 đã thành công như: Khanh Nhỏ,Trần Huy, Thái Việt G, Babie Red, Eddy Việt, Cá Chép, Xương Khùng, Zolek, Nam Kha, Lil Knigh ( LK ), One Large, Nam CT, D Cash, Young Uno, VTA, DSK, Rap Soul, Halen, Long Le, Sogin, Lil BK,AT 117..v.v.. Sau này việc phát triển của mạng Internet và dịch vụ thu âm giá rẻ hoặc tự thu Rap Việt đã xuất hiện hàng loạt những "rapper" mới mà con số này hiện nay không hể kiểm soát nổi. Điều này vừa là thành công vừa là thất bại, đó là thành quả của sự truyển đam mê cho giới trẻ Việt Nam tới Hiphop của những Rapper thế hệ đầu. Nhưng sự phát triển không chiều hướng, đam mê không nguồn gốc, hiểu biết không sâu sắc, Rap không có style riêng, đa số là trào lưu và bắt chước thế hệ đàn anh, trào lưu vớ vẩn vô hình chung đã biến Rap Việt bị hỗn loạn, các giá trị của Hiphop như: Product, Team, Band, Homie, Tracks... bị đảo lộn hoàn toàn. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ và gây được tiếng vang, ảnh hưởng và thành công rõ rệt như: Thỉm Doggy, BIG Style, Andree, Lil Shady, AT 117... nhưng con đường thành công của mỗi người trẻ này đều khác nhau và khác hẳn với cách thành công của thế hệ đàn anh.
2. Rap Việt hiện tại: Từ cách đây vài năm Hiphop đã trở thành 1 làn sóng ở trong nước. Đỉnh điểm là năm 2006 ngày càng nhiều người đã đến với Hiphop, nhất là giới teen. Trong thời kỳ đầu, mặc dù có rất nhiều hâm mộ Hip Hop, nhưng những người thật sự hiểu biết về nó lại không nhiều. Nguyên nhân là bởi họ đơn giản đi theo Hip Hop như một phong trào, khi trong một khoảng thời gian ngắn rất nhiều người tự xưng ca sĩ VPOP như Tiến Đạt, Thanh Thảo, Hồng Ngọc, Kasim Hoàng Vũ, Quang Vinh, ...đã bắt chước phong cách Hip Hop một cách kệch cỡm. Kết quả là, đa phần thanh thiếu niên nghĩ Hip Hop là những thời trang quần tụt áo thụng lòe loẹt, đống trang sức lỉnh kỉnh, nhún nhảy loạn xạ và đọc nhiều câu ngô nghê với cấu trúc, giọng điệu không đổi, khác xa với Hip Hop và Rap thật sự. Sau đó không lâu, phong trào nhanh chóng lặng xuống và nhiều người quay lưng lại với Hip Hop và Rap. Bên cạnh đó, Rap dần đi vào ngõ cụt khi nhiều cộng đồng, nhóm hoạt động không hiệu quả và sự thay đổi của các rapper trước nhiều vấn đề cuộc sống. Tuy có thể coi đây là thời kỳ đóng băng của Hip Hop Việt, nhưng nó cũng giúp Hip Hop vững vàng hơn, chững chạc hơn để bước qua tuổi thiếu niên nổi loạn trước đó. Nhiều người hâm mộ và đam mê trung thành với Hip Hop và Rap vẫn miệt mài cố gắng trau dồi kiến thức, kỹ năng về Hip Hop. Nhờ đó, Hip Hop thoát khỏi ngõ cụt, tiếp tục phát triển. Nhiều nhóm, cộng đồng mới ra đời và một vài trong số đó phát triển mạnh mẽ, hoạt động ổn định và hiệu quả hơn hẳn trước. Ngoài ra, một số rapper cũng đã tìm con đường mới bằng cách vươn lên overground hay bán overground. Tuy nhiên, hầu các rapper đó đều thu được kết quả không mấy khả quan, hay nói một cách khác, bị quay lưng bởi chính những người hâm mộ quá non trẻ không hiểu rõ về cuộc sống.
* Sự kiện đau lòng : Ngày 25/11/2009 Sở văn hoá thông tin : đã kí quyết định cho 1 loạt rapper cấm lưu diễn ở việt nam : Andre;Nah;Phương CD;Viet Dragon;Kys;Tran Huy Rap;Suppy;94 band
3. Các Product nổi tiếng và uy tín:
* Việt Rapper (VR ): thành lập đầu tiên, khởi nguồn của Viet Rap. Debut Artist Khanh Nhỏ với 102 band cùng Phong Lê và một số Singer không đáng được nhắc tên bởi những bài thành công của band này đều xuất phát từ những single Gangzta rap hoặc đc ft cùng những rapper khác. Những người thành công khác với Viet Rapper: Xương Khùng, Babie Red, Zolek, Nam Kha, Nhi DJ...
* Darapclub ( RC ): thành lập năm 2002, debut rapper Xlim, sau này chuyển dần qua quản lý, đứng đầu công ty RC. Những Rapper nổi tiếng nhất: LK, NamCt, One Large, Young Uno, Lil BK, Eddy Viet, Cá Chép, D Cash... Tuy nhiên, do nhiều vấn đề về quản lý, Darapclub đã đi xuống khiến nhiều thành viên trụ cột bỏ đi hay rời sang những nhóm khác. Tuy hiện nay, Darapclub đã kêu gọi được một số thành viên quay trở lại và thành lập một đội ngủ trẻ, nhưng vẫn chưa tạo được ấn tượng.
* VietHiphop (VHH): thành lập sau RC một thời gian. VHH tuy rất nổi tiếng và vẫn tồn tại, phát triển mạnh nhất ( nhiều tiền nhất ) Viet Underground nhưng lại chỉ là một diễn đàn, không phải một Product. VHH với chủ trương không cần rapper trụ cột, ai nổi tiếng thì lập box nên ít có cá nhân gắn bó với 4rum này. VHH là một nơi tiên phong cho phong trào thành lập các 4rum mượn danh hiphop sau này.
* FanHiphop (FHH): thành lập năm 2006. Thành lập bởi rapper VTA (Admin của FHH). Thành lập bởi những rapper nổi tiếng và thân nhau từ bắc vào Nam VietLuvz ( VTA, De'Light, Xù Nhím ), 1 WARNING ( tiền thân là Dunkare: Halen, Long Le, Sogin, Sang Nhỏ, Rap Soul, Nhóc Worm ), VietGangz, NewStyle9z. Với chủ trương không phân biệt vùng miền, hướng tới Gangsta Rap và real Hiphop, tạo cơ hội cho các rapper trẻ. Những rapper nổi thành công nhất với FHH: VTA, De'Light, Xù Nhím, 1WARNING team, Nico, VGL, Mr Lonely, TraisWay (old team), Thỉm Doggy, OverStar...
* GVRproduction ( GVR ): thành lập cùng thời gian với FHH bởi một nhóm người Đức gốc Việt. Ban đầu GVR chủ trương tạo sân chơi cho các Rapper xa tổ quốc và một số rapper bạn bè ở Việt Nam. Cách chơi rap mới, cách suy nghĩ kiểu Husler, style Diss/Batlle, Life, love. Những Rapper nổi tiếng nhất của GVR: DSK,Trần Huy, Phương CD, Andree, Linh Lam, NaH, Young Crizzle... Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các rappers này bắt đầu xao nhãng việc sáng tác tuy nhiên đây vẫn là product nổi nhất và phồn thịnh nhất rap Việt giai đoạn này .
* SSrappers ( SSR ): thành lập 2008. bởi 1 WARNING, không hoàn toàn tách ra khỏi FHH. Các thành viên của 1 WARNING muốn tạo ra một sân chơi riêng đầu tiên cho những rapper miền nam. Người đứng đầu là Halen. Các rapper nổi tiếng của SSR: 1 WARNING, baby 1 WARNING và một số cá nhân trẻ tuổi...
* GODfamily ( GOD ): thành lập cùng thời gian với SSR. Mục đích thành lập không rõ. CEO là VD. Rapper nổi tiếng: VD aka VietDragon aka TommyTruong.
* Ngoài ra còn một số forum Rap Hip-hop khác nhưng không đáng được chú ý vì đa số là thiếu trình độ, kém ảnh hưởng, tự đánh giá quá cao bản thân, đồng thời sự đi lệch hướng trong nội dụng của forum. Điều này có thể thấy rõ với vô số chủ đề không liên quan đến hiphop, rap gây loãng, khiến các forum này chẳng khác gì một forum thông thường, hay tệ hơn thế, là một nơi hỗn tạp. Tuy nhiên, có một thực tế đáng chú ý là một số forum trong nhóm những forum thành công trên khi đạt đến đỉnh cao cũng bắt đầu đi vào con đường như thế.
4. Quan niệm đan xéo nhau của Rap Việt: Ở Việt Nam, Hip Hop thường được phân ra làm nhiều loại rap love (rap về tình yêu), rap life (rap về cuộc sống của mình hoặc xung quanh mình), dirty rap v.v.. Trong thực tế rap gang hay gangsta rap có hoàn toàn 1 ý nghĩa khác. Những gangsta rapper thường rap về cuộc sống của chính mình, về cuộc đời của 1 gangsta, về súng, đạn, đao kiếm, gái, tiền, vân vân... cái mà nhiều người ở Việt Nam coi là rap gang trên thực tế chỉ là battle rap (khi 2 rapper diss lẫn nhau). Đa số Rapper Việt hiện nay chơi Fake Gangz! Nhiều người cho rằng rap gang không phù hợp với văn hóa, và thuần phong mĩ tục của con người Việt Nam. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng đây là 1 phần gắn bó không thể thiếu trong rap và họ thường đặt ra câu hỏi như: "tại sao những từ ngữ thường ngày được sử dụng khá bình thường như: "mày", "tao",... khi cho vào 1 bản nhạc lại bị coi là thô tục?!?", hay "Những rapper quốc tế mà những người VN chũng ta vẫn nghe như Eminem, 50 cents vẫn luôn dùng những từ ngữ "thô tục" đó, tại sao khi người việt lại bị phản đối khi làm vậy?". Người này cho rằng vì lý do xã hội khác biệt nên người VN phải khác người Mỹ, người kia cho rằng xã hội VN cũng không có gì khác biệt lắm về đứng về phía âm nhạc với sự phản ánh thực tế nhất về đời thường. Nhiều ý kiến, nhiều tranh luận về vấn đề này, nhưng cả 2 hướng đi này vẫn luôn xuất hiện.
5. Chiến tranh trong Rap Việt: Tuy nhiên, một yếu điểm thường thấy trong giới Hip Hop và Rap Việt là "cái tôi quá lớn". Điều này xảy ra vì đa số những người đam mê Hip Hop thường hoạt động trong giới underground. Tuy bề ngoài có một cộng đồng rộng lớn, nhưng đa phần thường hoạt động trong một phạm vi nhất định (điều này đang dần được cải thiện). Điều này thường dẫn đến sự ủng hộ ngầm hay tẩy chay trong giới Hiphop, dựa vào sự quen biết lẫn nhau mặc dù đôi khi không có sự khác biết. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tâm lý "bầy đàn", "bênh gà nhà" đang rất phổ biến trên Internet. Ngoài ra, những hoạt động trong giới Hip Hop đa phần dựa vào cảm tính, chứ không có một chuẩn mực nhất định nào. Vì thế, nó dẫn đến những sự xung đột giữa các thành phần trong giới Hip Hop. Ngoài ra, những ngôi sao underground của Hip Hop, và Rap nói riêng, vốn chỉ là những người bình thường trong xã hội thật nhưng trong thế giới ảo này (đa phần giới Hip Hop liên lạc bằng Internet) họ được đưa lên nhanh chóng mà không có sự chuẩn bị hay kinh nghiệm nào, dẫn tới sự tự tin thái quá, đôi khi dẫn tới kiêu ngạo. Vậy nên mỗi khi có xích mích, thường rất dễ dẫn đến xung đột trong giới Hip Hop. Những xung đột này thường được giải quyết không triệt để, dẫn tới những nguy hiểm tiềm tàng hoặc đôi lúc là những hậu quả đáng tiếc. Đỉnh điểm của các cuộc chiến này là:
a. VietRapper vs Darapclub: Mâu thuẫn cá nhân cũng có nhưng đa số là mâu thuẫn chính trị. VietRapper là nơi khơi nguồn RV, cũng là nơi có những bảng xếp hạng uy tín nhưng đa số Rapper, member có nguồn gốc là con cháu của chế độ cũ Sài Gòn. Trong khi Darapclub chủ yếu từ thủ đô mến yêu của ta, lại không chấp nhận những biểu tượng, lời lẽ mang tính phản động. Mặt khác phong cách của VR ngày càng mòn mỏi và lỗi thời vì ca từ của họ bị hạn chế trong Rap tiếng Việt, còn RC thì một mặt học tập Rap Mỹ, một mặt cuộc sống xã hội Việt Nam phong phú nên bên nọ chê bai, dè bỉu bên kia. Cuốc chiến bắt đầu nổ ra, tuy không có sự kết thúc, nhưng phần thắng dường như nghiêng về bên RC, còn VR thì rút lui trong yên lặng. Đỉnh điểm dẫn đến kết quả này là những track của LK " Story about HQT", và một số tracks feat cùng One Large và Young Uno chửi Khanh Nhỏ, Phong Lê... đỉnh cao có Nam CT với "Quỳ Xuống".
b. Darapclub vs VietHiphop: Tiếp nối chiến thắng đó, RC kết liễu thế chân vạc VR - RC - VHH đương thời. Chiến thắng của RC với VHH là quá dễ dàng. One Large, LK, Young Uno, Lil BK, Nam CT... quá khủng để đấu lại với một VietHiphop Rap Crew non nớt và sự công kích bằng bàn phím của số lượng mem đông đảo của VHH. RC trở thành một thế lực hùng mạnh và bất khả xâm phạm vào những năm 2004 - 2005.
c. FHH vs GVR: Đã có những mâu thuẫn từ nhiều năm. VTA vs RC Hải Phòng, VTA vs DSK - một cuộc đấu bất phân thắng bại và sau đó 2 người là bạn, VietLuvz vs thế hệ rapper mới năm 2006: Lee7, Andree... Sau khi 2 Product thành lập thời gian đầu chỉ là sự ngủ yên của núi lửa. Do quan niệm về lối sống, cách chơi rap và mâu thuẫn chính trị ( một số rapper đầu tiên của GVR có đường lối đi theo chế độ cũ ) đến cuối năm 2006 cuộc chiến đã bắt đầu. Khởi đầu là Lil Shady khi đó còn là một rookie, đã nghênh chiến bằng một tracks động chạm đến VTA, Xù Nhím, DeLight, Dunkare... Ngay lập tức VTA, Dunkare, Xù Nhím đã giành rất nhiều tracks để đáp trả, đỉnh cao nhất là track của Xù Nhím - " Dạy học trò - diss Lil Shady ", Lil Shady đã không có cơ hội đấu lại.Nhưng vào năm 2007 rapper Trần Huy đa lyric 1 bài 30 phút khiên Sang nhỏ của FFH kông đáp lại được,không biết sẽ ra sao
Cuộc chiến công khai tạm đó là cuộc chiến của số lượng hùng hậu member của 2 bên, liên tục chửi rủa, phê lắng, nhưng bên cạnh đó cả FHH và GVR đều ngấm ngầm đả kích nhau trong các Tracks. Bên cạnh phán nhau về mọi thứ trong và ngoài âm nhạc. Sang đến năm 2007, mâu thuẫn của FHH và GVR ngày càng trở lên gay gắt, và cuộc chiến công khai trong Rap lại bắt đầu. Mở màn là VGL một artist mới được rapper VTA – sau này là chồng – đào tạo đã cho ra track “ Diss GVR “ part I, II feat cùng 2 rapper Mike714 và Young CO ( newbie of FHH 2007 ). Đây có thể nói là những track diss/battle tốt nhất mà các rapper Nữ có thể làm tại Rap Việt thời gian đó (2 tracks này một thời gian dài còn năm trên Top View, top Reply của chính GVR, nơi bị diss). Ngay sau đó là sự trả lời của Andree, Lee7, DSK – GVR. Và cuộc chiến này cũng bất phân thắng bại vì 2 tracks của GVR tuy có mixed quality cao hơn, collab nhuần nhuyễn hơn nhưng VGL lại có chất Gangzta rap, lyric và flow hay hơn, nhất lại là của một newbie nữ, và hơn nữa, 2 track diss GVR của VGL cũng là những track đầu tay. FHH mất điểm vì chất lượng thu âm kém, nhưng GVR thì lại hoàn toàn mất điểm vì 2 track trả lời cover đến hơn 90% flow, lyric của Move Bicth – Ludacris ( part I ) và Let’s Go – Twista, Trick Daddy, Lil Jon ( part II ).
Ở giữa khoảng thời gian để xem ai hơn ai này, FHH vs GVR còn nổ ra hàng loạt những cuộc chiến trong và ngoài Internet. GVR là nghi can số 1 trong những lần FHH bị hack sập web, còn FHH cũng bị coi là thủ phạm của hàng loạt vụ thanh toán bằng đao kiếm với các rapper, thành viên của GVR ngoài xã hội. Và cả hai bên đều bị thiệt hại, 4rum của FHH không còn phát triển được rực rỡ như xưa, còn GVR thì 2 năm liền không thể tổ chức một offline, party công khai nào đáng kể ở Hà Nội, Sài Gòn… Chính vì thế những người đứng đầu của FHH và GVR quyết định sẽ battle một track công bằng. FHH với “ Diss GVR “ – VTA, Mr Lonely, Ki3nTK, BrLight, Lil CoolBoy, VGL theo phong cách Old Skull và “ Dear FHH Wanksta” – DSK, Andree, Lee7, Phương CD… theo phong cách của những husler. Khó có thể nói track nào hay hơn track nào, ngay cả các product trung lập, hay các rapper có uy tín cũng không thể đưa ra nhận xét cụ thể, chỉ biết là cả 2 cùng rất nổi tiếng, gây ra sự tranh cãi không ngừng nghỉ của lực lượng member cả 2 web.
FHH vs GVR cuộc chiến chưa bao giờ chấm dứt, và lại một lần nữa nó vượt ra khỏi âm nhạc. FHH đến cuối năm 2008 mới có thể phát triển 4rum được ổn định. Còn thành viên GVR thì kinh hoàng, bức xúc về những vụ bị chém ở HN, SG mà nạn nhân là Samurai, Andree, Enbien và một số người liên quan mà họ cho rằng FHH là thủ phạm đứng đằng sau. Cuộc chiến của FHH và GVR gây cho Rap Việt một sự hỗn loạn cực độ, mặt khác 2 cái tên FHH, GVR ngày càng khảng định mình và dần đánh bật những product khác để trở thành những thế lực mới, mạnh mẽ nhất của Rap Việt cả về trình độ, lẫn con người. Cuộc chiến này lôi cuốn thêm cả một số product nhỏ hơn nhập cuộc, dẫn đến những cuộc chiến cũng kinh hoàng không kém sau này. Có thể nói FHH, GVR chiến tranh là Rap Việt chiến tranh.
Cuối năm 2007 cuộc chiến đã kết thúc bởi FHH: VTA, SSR: Halen, GVR: DSK, Phương CD, Andree, Viet Dragon ( VD )những người trên đã ký một bản hiệp ước chấm dứt chiến tranh. Rap Việt khi đó tuyên bố Hòa Bình. Nhưng lịch sử rap Việt chưa kết thúc ở đó với sự có mặt của RVN đã làm 1 số rapper đầu quân còn 1 số nhóm rap khác thì kết nghĩa nhau,có nhóm thì nói là bất tài,nhiều vụ ẩu đả với nhau vẫn còn liên miên đến nay giữa RVN:Trần Huy Rapper và nhiều memper rap nhóm khác
d. Ssrapper và GODz: SSR và GOD là 2 products bị cuốn theo cuộc chiến của FHH và GVR. Đối trọng của cuộc chiến nhỏ này là Halen – SSR và VD – GOD, 2 artist hay nhất đồng thời là debut và CEO của 2 product này. Sau khi ký vào hiệp ước hòa bình, 2 rappers này cũng đã bắt tay nhau thực sự, thể hiện là việc VD trở thành một thành viên mới của 1WARNING và cho ra đời cùng team một Mixtape khá thành công.
Tuy nhiên cách nghĩ và môi trường sống của 2 người đứng đầu này quá khác nhau nên lại bùng phát một mâu thuẫn từ nhỏ, sau đó lớn dần. VD vẫn ngấm ngầm chỉ trích Halen về vụ án gây thương tích trầm trọng cho một số rapper nổi tiếng khác ngày trước, còn Halen thì lại suy nghĩ VD không nên tham gia và khơi lại chuyện riêng của mình. Và chỉ còn chờ một cái cớ là mâu thuẫn này bùng phát thành chiến tranh, nó đã tới: cuộc battle giữa Baby GOD và Baby 1WARNING ( 2 nhóm học việc của họ ). VD không mấy hài lòng về kết quả baby 1WARNING chiến thắng, còn Halen thì không muốn bỏ qua cho một newbie của GOD tham gia cuộc chiến đó vì đã lôi tên của mình vào nhạc. VD tách ra khỏi 1WARNING, bắt đầu xuất hiện hàng loạt những track mang tên Pháo Giàn ( hàng chục rapper tham gia một track ) của SSR và GOD giành cho nhau. Khó có thể nói bên nào hay hơn bên nào vì SSR quá đồng đều, kinh nghiệm còn GOD thì có cá nhân vượt trội VD và sự háu đá của các newbie. Một lần nữa cuộc chiến này lại giống FHH vs GVR năm nào, vượt qua ranh giới âm nhạc. Hai bên liên tục công kích, đe dọa xử nhau bằng súng đạn, đao kiếm.
Giữa năm 2008, trong thời gian căng thẳng nhất VD về Việt Nam, khởi hành từ Hà Nội và làm quen với VTA – người cũng đã từng có mâu thuẫn, họ hòa giải và cùng tổ chức show rất thành công mang tên: Peace in Northside – Freestyle Battle King do FHH, GVR, GOD đứng lên tổ chức. Sau đó VTA nhận lời giúp VD đứng ra hòa giải sự hiềm khích giữa GOD và SSR. Một tháng sau VD bay vào Sài Gòn. 2 bên chấp nhận một cuộc gặp gỡ để hòa giải. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà nó kết thúc bằng một trận đánh úp tại nhà VD giành cho Halen. Sau đó, VD post ảnh đánh Halen lên mạng, đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm. Halen và SSR coi đó là một sự sỉ nhục dẫn đến sự việc VD bị chém trọng thương bằng những nhát dao chí mạng vào đầu, khủy tay, chân tại một club trong khi đang bàn bạc tổ chức một show ca nhạc cho GOD tại Sài Gòn. Một thời gian ngắn sau Halen, Long Le, Sogin, Toàn lần lượt bị bắt và xử tổng cộng hơn 30 tháng tù. Còn VD quay trở về ÚC chữa trị thương tật.
Cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc, vì sau đó VD trở nên khó chấp nhận ngay tại GVR và GODz – hai nơi được coi là home của VD. Một cuộc chiến mới, VD chống lại chính những người xung quanh và Subby lúc này là CEO của SSR chống lại VD. Đến nay cuộc chiến giữa SSR và GOD vẫn chưa hề kết thúc và không thể thống kê nổi những track Pháo Dàn hai Products này giành cho nhau
Nguồn: wikipedia
1. Lịch sử hình thành của Rap Việt: Hiphop nói chung và rap nói riêng đã bắt đầu có ảnh hưởng tới Việt Nam từ khoảng cách đây trên 10 năm. Khác với các quốc gia châu Á lận cận, Hiphop và rap tại Việt Nam được tác động và phát triển trực tiếp từ Bắc Mỹ thông qua thế hệ thanh niên lớn lên hoặc du học tại Mỹ, Canada (có thể cả Úc),.v.v.. Người dầu tiên rap bằng tiếng Việt được cho là Khanh Nhỏ,rõ theo lý lịch)Khanh nhỏ. Sau đó có nhiều người Việt khác rap bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh trong một nhóm mang tên vietrapper. Tuy nhiên, vì phần lớn những thành viên này sống ở nước ngoài nên đa phần các bài rap của Product này có nội dung phản động hoặc bắt chước những nội dung giang hồ, thô tục. Đó chính là lý do nhiều người Việt Nam có một cái nhìn rất xấu về thể loại nhạc này. Nói một cách khác, đối với họ, rap giống như sự nổi loạn bồng bột của một đám hippy. Mặc dù vậy, những người trẻ tuổi ở Việt Nam với niềm đam mê vẫn cảm thấy thích thể loại nhạc này. Điển hình tại Hà Nội, một nhóm những thanh niên đam mê hiphop và rap đã chung tay thành lập một sân chơi mang tên DaRapClub. Đây cũng là nơi mà những tên tuổi đầu tiên của làng Hiphop, và rap nói riêng, được hình thành. Hiphop ở Việt Nam tiếp tục phát triển, nhưng phần lớn chỉ ở underground và cũng không được coi là nghệ thuật bởi sự khác biệt lớn về văn hóa và cách thưởng thức âm nhạc so với đa số thị hiếu còn lại. Tuy nhiên, vẫn có những rapper thế hệ đi đầu từ 1997 -> 2005 đã thành công như: Khanh Nhỏ,Trần Huy, Thái Việt G, Babie Red, Eddy Việt, Cá Chép, Xương Khùng, Zolek, Nam Kha, Lil Knigh ( LK ), One Large, Nam CT, D Cash, Young Uno, VTA, DSK, Rap Soul, Halen, Long Le, Sogin, Lil BK,AT 117..v.v.. Sau này việc phát triển của mạng Internet và dịch vụ thu âm giá rẻ hoặc tự thu Rap Việt đã xuất hiện hàng loạt những "rapper" mới mà con số này hiện nay không hể kiểm soát nổi. Điều này vừa là thành công vừa là thất bại, đó là thành quả của sự truyển đam mê cho giới trẻ Việt Nam tới Hiphop của những Rapper thế hệ đầu. Nhưng sự phát triển không chiều hướng, đam mê không nguồn gốc, hiểu biết không sâu sắc, Rap không có style riêng, đa số là trào lưu và bắt chước thế hệ đàn anh, trào lưu vớ vẩn vô hình chung đã biến Rap Việt bị hỗn loạn, các giá trị của Hiphop như: Product, Team, Band, Homie, Tracks... bị đảo lộn hoàn toàn. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ và gây được tiếng vang, ảnh hưởng và thành công rõ rệt như: Thỉm Doggy, BIG Style, Andree, Lil Shady, AT 117... nhưng con đường thành công của mỗi người trẻ này đều khác nhau và khác hẳn với cách thành công của thế hệ đàn anh.
2. Rap Việt hiện tại: Từ cách đây vài năm Hiphop đã trở thành 1 làn sóng ở trong nước. Đỉnh điểm là năm 2006 ngày càng nhiều người đã đến với Hiphop, nhất là giới teen. Trong thời kỳ đầu, mặc dù có rất nhiều hâm mộ Hip Hop, nhưng những người thật sự hiểu biết về nó lại không nhiều. Nguyên nhân là bởi họ đơn giản đi theo Hip Hop như một phong trào, khi trong một khoảng thời gian ngắn rất nhiều người tự xưng ca sĩ VPOP như Tiến Đạt, Thanh Thảo, Hồng Ngọc, Kasim Hoàng Vũ, Quang Vinh, ...đã bắt chước phong cách Hip Hop một cách kệch cỡm. Kết quả là, đa phần thanh thiếu niên nghĩ Hip Hop là những thời trang quần tụt áo thụng lòe loẹt, đống trang sức lỉnh kỉnh, nhún nhảy loạn xạ và đọc nhiều câu ngô nghê với cấu trúc, giọng điệu không đổi, khác xa với Hip Hop và Rap thật sự. Sau đó không lâu, phong trào nhanh chóng lặng xuống và nhiều người quay lưng lại với Hip Hop và Rap. Bên cạnh đó, Rap dần đi vào ngõ cụt khi nhiều cộng đồng, nhóm hoạt động không hiệu quả và sự thay đổi của các rapper trước nhiều vấn đề cuộc sống. Tuy có thể coi đây là thời kỳ đóng băng của Hip Hop Việt, nhưng nó cũng giúp Hip Hop vững vàng hơn, chững chạc hơn để bước qua tuổi thiếu niên nổi loạn trước đó. Nhiều người hâm mộ và đam mê trung thành với Hip Hop và Rap vẫn miệt mài cố gắng trau dồi kiến thức, kỹ năng về Hip Hop. Nhờ đó, Hip Hop thoát khỏi ngõ cụt, tiếp tục phát triển. Nhiều nhóm, cộng đồng mới ra đời và một vài trong số đó phát triển mạnh mẽ, hoạt động ổn định và hiệu quả hơn hẳn trước. Ngoài ra, một số rapper cũng đã tìm con đường mới bằng cách vươn lên overground hay bán overground. Tuy nhiên, hầu các rapper đó đều thu được kết quả không mấy khả quan, hay nói một cách khác, bị quay lưng bởi chính những người hâm mộ quá non trẻ không hiểu rõ về cuộc sống.
* Sự kiện đau lòng : Ngày 25/11/2009 Sở văn hoá thông tin : đã kí quyết định cho 1 loạt rapper cấm lưu diễn ở việt nam : Andre;Nah;Phương CD;Viet Dragon;Kys;Tran Huy Rap;Suppy;94 band
3. Các Product nổi tiếng và uy tín:
* Việt Rapper (VR ): thành lập đầu tiên, khởi nguồn của Viet Rap. Debut Artist Khanh Nhỏ với 102 band cùng Phong Lê và một số Singer không đáng được nhắc tên bởi những bài thành công của band này đều xuất phát từ những single Gangzta rap hoặc đc ft cùng những rapper khác. Những người thành công khác với Viet Rapper: Xương Khùng, Babie Red, Zolek, Nam Kha, Nhi DJ...
* Darapclub ( RC ): thành lập năm 2002, debut rapper Xlim, sau này chuyển dần qua quản lý, đứng đầu công ty RC. Những Rapper nổi tiếng nhất: LK, NamCt, One Large, Young Uno, Lil BK, Eddy Viet, Cá Chép, D Cash... Tuy nhiên, do nhiều vấn đề về quản lý, Darapclub đã đi xuống khiến nhiều thành viên trụ cột bỏ đi hay rời sang những nhóm khác. Tuy hiện nay, Darapclub đã kêu gọi được một số thành viên quay trở lại và thành lập một đội ngủ trẻ, nhưng vẫn chưa tạo được ấn tượng.
* VietHiphop (VHH): thành lập sau RC một thời gian. VHH tuy rất nổi tiếng và vẫn tồn tại, phát triển mạnh nhất ( nhiều tiền nhất ) Viet Underground nhưng lại chỉ là một diễn đàn, không phải một Product. VHH với chủ trương không cần rapper trụ cột, ai nổi tiếng thì lập box nên ít có cá nhân gắn bó với 4rum này. VHH là một nơi tiên phong cho phong trào thành lập các 4rum mượn danh hiphop sau này.
* FanHiphop (FHH): thành lập năm 2006. Thành lập bởi rapper VTA (Admin của FHH). Thành lập bởi những rapper nổi tiếng và thân nhau từ bắc vào Nam VietLuvz ( VTA, De'Light, Xù Nhím ), 1 WARNING ( tiền thân là Dunkare: Halen, Long Le, Sogin, Sang Nhỏ, Rap Soul, Nhóc Worm ), VietGangz, NewStyle9z. Với chủ trương không phân biệt vùng miền, hướng tới Gangsta Rap và real Hiphop, tạo cơ hội cho các rapper trẻ. Những rapper nổi thành công nhất với FHH: VTA, De'Light, Xù Nhím, 1WARNING team, Nico, VGL, Mr Lonely, TraisWay (old team), Thỉm Doggy, OverStar...
* GVRproduction ( GVR ): thành lập cùng thời gian với FHH bởi một nhóm người Đức gốc Việt. Ban đầu GVR chủ trương tạo sân chơi cho các Rapper xa tổ quốc và một số rapper bạn bè ở Việt Nam. Cách chơi rap mới, cách suy nghĩ kiểu Husler, style Diss/Batlle, Life, love. Những Rapper nổi tiếng nhất của GVR: DSK,Trần Huy, Phương CD, Andree, Linh Lam, NaH, Young Crizzle... Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các rappers này bắt đầu xao nhãng việc sáng tác tuy nhiên đây vẫn là product nổi nhất và phồn thịnh nhất rap Việt giai đoạn này .
* SSrappers ( SSR ): thành lập 2008. bởi 1 WARNING, không hoàn toàn tách ra khỏi FHH. Các thành viên của 1 WARNING muốn tạo ra một sân chơi riêng đầu tiên cho những rapper miền nam. Người đứng đầu là Halen. Các rapper nổi tiếng của SSR: 1 WARNING, baby 1 WARNING và một số cá nhân trẻ tuổi...
* GODfamily ( GOD ): thành lập cùng thời gian với SSR. Mục đích thành lập không rõ. CEO là VD. Rapper nổi tiếng: VD aka VietDragon aka TommyTruong.
* Ngoài ra còn một số forum Rap Hip-hop khác nhưng không đáng được chú ý vì đa số là thiếu trình độ, kém ảnh hưởng, tự đánh giá quá cao bản thân, đồng thời sự đi lệch hướng trong nội dụng của forum. Điều này có thể thấy rõ với vô số chủ đề không liên quan đến hiphop, rap gây loãng, khiến các forum này chẳng khác gì một forum thông thường, hay tệ hơn thế, là một nơi hỗn tạp. Tuy nhiên, có một thực tế đáng chú ý là một số forum trong nhóm những forum thành công trên khi đạt đến đỉnh cao cũng bắt đầu đi vào con đường như thế.
4. Quan niệm đan xéo nhau của Rap Việt: Ở Việt Nam, Hip Hop thường được phân ra làm nhiều loại rap love (rap về tình yêu), rap life (rap về cuộc sống của mình hoặc xung quanh mình), dirty rap v.v.. Trong thực tế rap gang hay gangsta rap có hoàn toàn 1 ý nghĩa khác. Những gangsta rapper thường rap về cuộc sống của chính mình, về cuộc đời của 1 gangsta, về súng, đạn, đao kiếm, gái, tiền, vân vân... cái mà nhiều người ở Việt Nam coi là rap gang trên thực tế chỉ là battle rap (khi 2 rapper diss lẫn nhau). Đa số Rapper Việt hiện nay chơi Fake Gangz! Nhiều người cho rằng rap gang không phù hợp với văn hóa, và thuần phong mĩ tục của con người Việt Nam. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng đây là 1 phần gắn bó không thể thiếu trong rap và họ thường đặt ra câu hỏi như: "tại sao những từ ngữ thường ngày được sử dụng khá bình thường như: "mày", "tao",... khi cho vào 1 bản nhạc lại bị coi là thô tục?!?", hay "Những rapper quốc tế mà những người VN chũng ta vẫn nghe như Eminem, 50 cents vẫn luôn dùng những từ ngữ "thô tục" đó, tại sao khi người việt lại bị phản đối khi làm vậy?". Người này cho rằng vì lý do xã hội khác biệt nên người VN phải khác người Mỹ, người kia cho rằng xã hội VN cũng không có gì khác biệt lắm về đứng về phía âm nhạc với sự phản ánh thực tế nhất về đời thường. Nhiều ý kiến, nhiều tranh luận về vấn đề này, nhưng cả 2 hướng đi này vẫn luôn xuất hiện.
5. Chiến tranh trong Rap Việt: Tuy nhiên, một yếu điểm thường thấy trong giới Hip Hop và Rap Việt là "cái tôi quá lớn". Điều này xảy ra vì đa số những người đam mê Hip Hop thường hoạt động trong giới underground. Tuy bề ngoài có một cộng đồng rộng lớn, nhưng đa phần thường hoạt động trong một phạm vi nhất định (điều này đang dần được cải thiện). Điều này thường dẫn đến sự ủng hộ ngầm hay tẩy chay trong giới Hiphop, dựa vào sự quen biết lẫn nhau mặc dù đôi khi không có sự khác biết. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tâm lý "bầy đàn", "bênh gà nhà" đang rất phổ biến trên Internet. Ngoài ra, những hoạt động trong giới Hip Hop đa phần dựa vào cảm tính, chứ không có một chuẩn mực nhất định nào. Vì thế, nó dẫn đến những sự xung đột giữa các thành phần trong giới Hip Hop. Ngoài ra, những ngôi sao underground của Hip Hop, và Rap nói riêng, vốn chỉ là những người bình thường trong xã hội thật nhưng trong thế giới ảo này (đa phần giới Hip Hop liên lạc bằng Internet) họ được đưa lên nhanh chóng mà không có sự chuẩn bị hay kinh nghiệm nào, dẫn tới sự tự tin thái quá, đôi khi dẫn tới kiêu ngạo. Vậy nên mỗi khi có xích mích, thường rất dễ dẫn đến xung đột trong giới Hip Hop. Những xung đột này thường được giải quyết không triệt để, dẫn tới những nguy hiểm tiềm tàng hoặc đôi lúc là những hậu quả đáng tiếc. Đỉnh điểm của các cuộc chiến này là:
a. VietRapper vs Darapclub: Mâu thuẫn cá nhân cũng có nhưng đa số là mâu thuẫn chính trị. VietRapper là nơi khơi nguồn RV, cũng là nơi có những bảng xếp hạng uy tín nhưng đa số Rapper, member có nguồn gốc là con cháu của chế độ cũ Sài Gòn. Trong khi Darapclub chủ yếu từ thủ đô mến yêu của ta, lại không chấp nhận những biểu tượng, lời lẽ mang tính phản động. Mặt khác phong cách của VR ngày càng mòn mỏi và lỗi thời vì ca từ của họ bị hạn chế trong Rap tiếng Việt, còn RC thì một mặt học tập Rap Mỹ, một mặt cuộc sống xã hội Việt Nam phong phú nên bên nọ chê bai, dè bỉu bên kia. Cuốc chiến bắt đầu nổ ra, tuy không có sự kết thúc, nhưng phần thắng dường như nghiêng về bên RC, còn VR thì rút lui trong yên lặng. Đỉnh điểm dẫn đến kết quả này là những track của LK " Story about HQT", và một số tracks feat cùng One Large và Young Uno chửi Khanh Nhỏ, Phong Lê... đỉnh cao có Nam CT với "Quỳ Xuống".
b. Darapclub vs VietHiphop: Tiếp nối chiến thắng đó, RC kết liễu thế chân vạc VR - RC - VHH đương thời. Chiến thắng của RC với VHH là quá dễ dàng. One Large, LK, Young Uno, Lil BK, Nam CT... quá khủng để đấu lại với một VietHiphop Rap Crew non nớt và sự công kích bằng bàn phím của số lượng mem đông đảo của VHH. RC trở thành một thế lực hùng mạnh và bất khả xâm phạm vào những năm 2004 - 2005.
c. FHH vs GVR: Đã có những mâu thuẫn từ nhiều năm. VTA vs RC Hải Phòng, VTA vs DSK - một cuộc đấu bất phân thắng bại và sau đó 2 người là bạn, VietLuvz vs thế hệ rapper mới năm 2006: Lee7, Andree... Sau khi 2 Product thành lập thời gian đầu chỉ là sự ngủ yên của núi lửa. Do quan niệm về lối sống, cách chơi rap và mâu thuẫn chính trị ( một số rapper đầu tiên của GVR có đường lối đi theo chế độ cũ ) đến cuối năm 2006 cuộc chiến đã bắt đầu. Khởi đầu là Lil Shady khi đó còn là một rookie, đã nghênh chiến bằng một tracks động chạm đến VTA, Xù Nhím, DeLight, Dunkare... Ngay lập tức VTA, Dunkare, Xù Nhím đã giành rất nhiều tracks để đáp trả, đỉnh cao nhất là track của Xù Nhím - " Dạy học trò - diss Lil Shady ", Lil Shady đã không có cơ hội đấu lại.Nhưng vào năm 2007 rapper Trần Huy đa lyric 1 bài 30 phút khiên Sang nhỏ của FFH kông đáp lại được,không biết sẽ ra sao
Cuộc chiến công khai tạm đó là cuộc chiến của số lượng hùng hậu member của 2 bên, liên tục chửi rủa, phê lắng, nhưng bên cạnh đó cả FHH và GVR đều ngấm ngầm đả kích nhau trong các Tracks. Bên cạnh phán nhau về mọi thứ trong và ngoài âm nhạc. Sang đến năm 2007, mâu thuẫn của FHH và GVR ngày càng trở lên gay gắt, và cuộc chiến công khai trong Rap lại bắt đầu. Mở màn là VGL một artist mới được rapper VTA – sau này là chồng – đào tạo đã cho ra track “ Diss GVR “ part I, II feat cùng 2 rapper Mike714 và Young CO ( newbie of FHH 2007 ). Đây có thể nói là những track diss/battle tốt nhất mà các rapper Nữ có thể làm tại Rap Việt thời gian đó (2 tracks này một thời gian dài còn năm trên Top View, top Reply của chính GVR, nơi bị diss). Ngay sau đó là sự trả lời của Andree, Lee7, DSK – GVR. Và cuộc chiến này cũng bất phân thắng bại vì 2 tracks của GVR tuy có mixed quality cao hơn, collab nhuần nhuyễn hơn nhưng VGL lại có chất Gangzta rap, lyric và flow hay hơn, nhất lại là của một newbie nữ, và hơn nữa, 2 track diss GVR của VGL cũng là những track đầu tay. FHH mất điểm vì chất lượng thu âm kém, nhưng GVR thì lại hoàn toàn mất điểm vì 2 track trả lời cover đến hơn 90% flow, lyric của Move Bicth – Ludacris ( part I ) và Let’s Go – Twista, Trick Daddy, Lil Jon ( part II ).
Ở giữa khoảng thời gian để xem ai hơn ai này, FHH vs GVR còn nổ ra hàng loạt những cuộc chiến trong và ngoài Internet. GVR là nghi can số 1 trong những lần FHH bị hack sập web, còn FHH cũng bị coi là thủ phạm của hàng loạt vụ thanh toán bằng đao kiếm với các rapper, thành viên của GVR ngoài xã hội. Và cả hai bên đều bị thiệt hại, 4rum của FHH không còn phát triển được rực rỡ như xưa, còn GVR thì 2 năm liền không thể tổ chức một offline, party công khai nào đáng kể ở Hà Nội, Sài Gòn… Chính vì thế những người đứng đầu của FHH và GVR quyết định sẽ battle một track công bằng. FHH với “ Diss GVR “ – VTA, Mr Lonely, Ki3nTK, BrLight, Lil CoolBoy, VGL theo phong cách Old Skull và “ Dear FHH Wanksta” – DSK, Andree, Lee7, Phương CD… theo phong cách của những husler. Khó có thể nói track nào hay hơn track nào, ngay cả các product trung lập, hay các rapper có uy tín cũng không thể đưa ra nhận xét cụ thể, chỉ biết là cả 2 cùng rất nổi tiếng, gây ra sự tranh cãi không ngừng nghỉ của lực lượng member cả 2 web.
FHH vs GVR cuộc chiến chưa bao giờ chấm dứt, và lại một lần nữa nó vượt ra khỏi âm nhạc. FHH đến cuối năm 2008 mới có thể phát triển 4rum được ổn định. Còn thành viên GVR thì kinh hoàng, bức xúc về những vụ bị chém ở HN, SG mà nạn nhân là Samurai, Andree, Enbien và một số người liên quan mà họ cho rằng FHH là thủ phạm đứng đằng sau. Cuộc chiến của FHH và GVR gây cho Rap Việt một sự hỗn loạn cực độ, mặt khác 2 cái tên FHH, GVR ngày càng khảng định mình và dần đánh bật những product khác để trở thành những thế lực mới, mạnh mẽ nhất của Rap Việt cả về trình độ, lẫn con người. Cuộc chiến này lôi cuốn thêm cả một số product nhỏ hơn nhập cuộc, dẫn đến những cuộc chiến cũng kinh hoàng không kém sau này. Có thể nói FHH, GVR chiến tranh là Rap Việt chiến tranh.
Cuối năm 2007 cuộc chiến đã kết thúc bởi FHH: VTA, SSR: Halen, GVR: DSK, Phương CD, Andree, Viet Dragon ( VD )những người trên đã ký một bản hiệp ước chấm dứt chiến tranh. Rap Việt khi đó tuyên bố Hòa Bình. Nhưng lịch sử rap Việt chưa kết thúc ở đó với sự có mặt của RVN đã làm 1 số rapper đầu quân còn 1 số nhóm rap khác thì kết nghĩa nhau,có nhóm thì nói là bất tài,nhiều vụ ẩu đả với nhau vẫn còn liên miên đến nay giữa RVN:Trần Huy Rapper và nhiều memper rap nhóm khác
d. Ssrapper và GODz: SSR và GOD là 2 products bị cuốn theo cuộc chiến của FHH và GVR. Đối trọng của cuộc chiến nhỏ này là Halen – SSR và VD – GOD, 2 artist hay nhất đồng thời là debut và CEO của 2 product này. Sau khi ký vào hiệp ước hòa bình, 2 rappers này cũng đã bắt tay nhau thực sự, thể hiện là việc VD trở thành một thành viên mới của 1WARNING và cho ra đời cùng team một Mixtape khá thành công.
Tuy nhiên cách nghĩ và môi trường sống của 2 người đứng đầu này quá khác nhau nên lại bùng phát một mâu thuẫn từ nhỏ, sau đó lớn dần. VD vẫn ngấm ngầm chỉ trích Halen về vụ án gây thương tích trầm trọng cho một số rapper nổi tiếng khác ngày trước, còn Halen thì lại suy nghĩ VD không nên tham gia và khơi lại chuyện riêng của mình. Và chỉ còn chờ một cái cớ là mâu thuẫn này bùng phát thành chiến tranh, nó đã tới: cuộc battle giữa Baby GOD và Baby 1WARNING ( 2 nhóm học việc của họ ). VD không mấy hài lòng về kết quả baby 1WARNING chiến thắng, còn Halen thì không muốn bỏ qua cho một newbie của GOD tham gia cuộc chiến đó vì đã lôi tên của mình vào nhạc. VD tách ra khỏi 1WARNING, bắt đầu xuất hiện hàng loạt những track mang tên Pháo Giàn ( hàng chục rapper tham gia một track ) của SSR và GOD giành cho nhau. Khó có thể nói bên nào hay hơn bên nào vì SSR quá đồng đều, kinh nghiệm còn GOD thì có cá nhân vượt trội VD và sự háu đá của các newbie. Một lần nữa cuộc chiến này lại giống FHH vs GVR năm nào, vượt qua ranh giới âm nhạc. Hai bên liên tục công kích, đe dọa xử nhau bằng súng đạn, đao kiếm.
Giữa năm 2008, trong thời gian căng thẳng nhất VD về Việt Nam, khởi hành từ Hà Nội và làm quen với VTA – người cũng đã từng có mâu thuẫn, họ hòa giải và cùng tổ chức show rất thành công mang tên: Peace in Northside – Freestyle Battle King do FHH, GVR, GOD đứng lên tổ chức. Sau đó VTA nhận lời giúp VD đứng ra hòa giải sự hiềm khích giữa GOD và SSR. Một tháng sau VD bay vào Sài Gòn. 2 bên chấp nhận một cuộc gặp gỡ để hòa giải. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà nó kết thúc bằng một trận đánh úp tại nhà VD giành cho Halen. Sau đó, VD post ảnh đánh Halen lên mạng, đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm. Halen và SSR coi đó là một sự sỉ nhục dẫn đến sự việc VD bị chém trọng thương bằng những nhát dao chí mạng vào đầu, khủy tay, chân tại một club trong khi đang bàn bạc tổ chức một show ca nhạc cho GOD tại Sài Gòn. Một thời gian ngắn sau Halen, Long Le, Sogin, Toàn lần lượt bị bắt và xử tổng cộng hơn 30 tháng tù. Còn VD quay trở về ÚC chữa trị thương tật.
Cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc, vì sau đó VD trở nên khó chấp nhận ngay tại GVR và GODz – hai nơi được coi là home của VD. Một cuộc chiến mới, VD chống lại chính những người xung quanh và Subby lúc này là CEO của SSR chống lại VD. Đến nay cuộc chiến giữa SSR và GOD vẫn chưa hề kết thúc và không thể thống kê nổi những track Pháo Dàn hai Products này giành cho nhau
Nguồn: wikipedia